logo-maybe-vn
Mở app
Bluesky
Bluesky3 năm trước
Lostbird

[Có thể bạn chưa biết] Đã từng có thời kỳ trẻ em ở Mỹ được gửi qua đường bưu điện

Trong những ngày đầu khi mà dịch vụ bưu chính ở Mỹ được triển khai, hoàn toàn không có bất kỳ hướng dẫn rõ ràng về những gì bạn có thể hoặc không thể gửi. Ngày 1/1/1913, các gói hàng chỉ được giới hạn ở trọng lượng tối đa có thể gửi mà không có bất kỳ quy định về loại hình nào. Do đó, điều này đã khiến mọi người cố gắng gửi rất nhiều những thứ kỳ quặc qua đường bưu điện, gồm quan tài, trứng, chó và trong một số trường hợp đó còn là những đứa trẻ.  

Đúng thế, bạn không nghe lầm đâu. Theo nhà sử học Nancy Pope của Bảo tàng Bưu điện quốc gia, trường hợp đầu tiên về việc gửi một em bé qua đường bưu điện là vào năm 1913, khi ông bà Jesse Beauge ở Glen Este, Ohio, gửi đứa con trai nặng 4,5kg của họ đến nhà ông bà ngoại cách đó khoảng 1,6km. Họ chỉ cần trả 15 xu bưu phí và 50 USD tiền bảo hiểm, bởi họ là những bậc phụ huynh lo lắng, nhưng không phải ai cũng chấp nhận bỏ ra số tiền đó. Tuy nhiên, hồ sơ trong quá khứ lại không hề cho biết liệu bà ngoại đã nhận được “bưu phẩm” đó trong một hộp thư hay qua khe thư.Nancy Pole cho biết: “Những năm đầu tiên dịch vụ bưu kiện được triển khai, nó có một chút lộn xộn. Những thị trấn khác nhau phải đối mặt với những vấn đề khác nhau. Tuỳ thuộc vào cách người quản lý bưu điện đọc hiểu các quy định nữa.”  

  Từ năm 1913 đến 1915, Pope đã chứng kiến khoảng 7 trường hợp người ta gửi trẻ em qua đường bưu điện. Một số trẻ em thì được gửi đi xa hơn nhiều, có trẻ bị gửi đi quãng đường dài tận 1152km lận. Tuy nhiên, việc gửi trẻ qua đường dài dù có nhưng thực sự không quá phổ biến.Nguyên nhân dễ thấy nhất mà người ta lựa chọn hình thức gửi trẻ qua đường bưu điện là bởi chi phí một con tem qua đường sắt vẫn rẻ hơn rất nhiều so với vé cho một chuyến tàu chở khách. Bên cạnh đó, gửi con qua bưu điện cũng phần nào đó an tâm hơn. Bởi ở nông thôn, nhiều gia đình biết khá rõ về người đưa thư của vùng, vì thế việc gửi này như một lời nhờ cậy hơn là đơn thuần chỉ là dịch vụ.

Tuy là bưu kiện nhưng trẻ em sẽ không bị bọc giấy gói, và ngồi chung với một đống thư hay các bưu phẩm khác. Thay vào đó, các nhân viên bưu điện sẽ địu em bé trong những cái bọc được quấn chặt trong vòng tay của những người vận chuyển. “Những đứa trẻ sẽ không bị đóng gói, chúng được chở hoặc bế đi dọc theo các tuyến đường.

”Trường hợp những đứa trẻ được gửi qua đường bưu điện nổi tiếng nhất có thể kể đến May Piestorff. Cô bé thực sự đã được gửi đến nhà ông bà cách đó 117km bằng tàu hoả vào tháng 2 năm 1914, với những con tem được dán trên áo khoác của bé. Gia đình Idaho đã trả 53 xu cho chuyến đi này. Cuộc phiêu lưu của cô bé đã được kể đến trong một cuốn sách dành cho trẻ em có tên là “Mailing May”.Sau khi Tổng giám đốc bưu điện Albert S.Burleson biết đến những vụ gửi trẻ như thế này, ông đã chính thức ra lệnh cấm nhân viên bưu điện nhận gửi trẻ em. Dù vậy, quy định mới không thể ngăn cản thói quen của mọi người. Một năm sau đó, một người phụ nữ đã gửi đứa con gái 6 tuổi của cô ấy từ nhà ở Florida đến nhà ông ngoại ở Virgina. Với quãng đường 1158km, đây được xem là chuyến gửi trẻ qua đường bưu điện dài nhất trong lịch sử, và số tiền mà cô ấy tốn chỉ là 15 xu tiền tem.  

  • 0
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
0
Bluesky
Bluesky3 năm trước
Lostbird

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)