logo-maybe-vn
Mở app

Những chuyện gặp ma kỳ lạ trong đoàn phim Tây Du Kí phiên bản 1986

Nhiều câu chuyện kỳ lạ trong quá trình quay bộ phim Tây Du Ký đã được đạo diễn Dương Khiết và các diễn viên kể lại.

1. Đạo diễn Dương Khiết gặp ma

Trong cuốn tự truyện "Con đường Tây Du 30 năm" của tôi, đạo diễn Dương Khiết đã hé lộ với người hâm mộ bản Tây Du Ký năm 1986 những câu chuyện về quá trình quay phim vất vả thời bấy giờ. Bên cạnh đó, đạo diễn cũng chia sẻ không ít những sự kiện kỳ lạ trong hậu trường quay phim, đặc biệt gây chú ý nhất là chuyện đoàn làm phim Tây Du Ký từng gặp ma.

Khi thực hiện cảnh quay cuối cùng là cảnh hoàng đế Đại Đường đón bốn thấy trò Đường Tăng trở về, đạo diễn đã lựa chọn bối cảnh tại Tây Lăng, khu lăng mộ của vua Ung Chính. Đoàn làm phim khi đó nghỉ chân tại một nhà khách lớn gần khu Tây Lăng để tiện việc di chuyển trong quá trình quay phim. Đến một ngày nọ, đạo diễn Dương Khiết cùng Trì Trọng Thụy (vai Đường Tăng) và Dương Bân (vai Na Tra) đang ngồi trong khoảng sân nhà khách thì bỗng thấy có bóng người phía xa.

Cả ba người đều nhìn thấy dáng hình người đàn ông nhưng không rõ mặt là ai. Bóng người đó khi thấy Dương Bân chỉ tay về phía mình thì có vẻ như lẩn tránh, thoắt cái đã biến mất. Đạo diễn Dương Khiết thấy thế bèn đi về hướng Dương Bân chỉ tay để tìm người đàn ông đó, nhưng khi đến nơi chỉ thấy một bãi đất trống hoang vắng không bóng người. Ba người lạnh sống lưng, không biết người mình vừa gặp là người hay là ma.

Sau đó, Dương Khiết tình cờ biết được khu vực nhà khách mà đoàn phim nghỉ lại chính là tòa hành cung của vua Quang Tự. Nơi đây từng được dùng để đặt linh cữu vua Quang Tự trong ba năm trong khi chờ cung điện lăng mộ được xây xong. Vì vậy, nữ đạo diễn cho rằng liệu có phải bóng người mà bà gặp chính là hồn ma vua Quang Tự hay không?

2. Như Lai Phật Tổ và Quan Âm Bồ Tát được bái lạy

Dù được sản xuất với kinh phí eo hẹp, trang thiết bị thiếu thốn nhưng bất cứ khản giả nào cũng phải công nhận tạo hình hóa trang của các nhân vật trong bộ phim "Tây Du Ký" phiên bản năm 1986 quá xuất sắc. Nó thậm chí còn trở thành hình tượng kinh điển trong làng phim ảnh Trung Quốc lúc bấy giờ.

Hóa trang của các diễn viên trong phim giống đến nỗi diễn viên Chu Long Quảng (vai Như Lai Phật Tổ) và diễn viên Tả Đại Phân (vai Quan Âm Bồ Tát) đều từng được người dân tưởng là "Phật sống" hiển linh. Nhiều lần trong khi đang nhẩm lại kịch bản, hai diễn viên này đều được các thiện nam tín nữ chắp tay bái lạy. Thậm chí Chu Long Quảng còn được người dân dâng tặng hoa quả để cúng lễ.

Mặc cho các diễn viên giải thích rằng mình chỉ đang hóa trang để đóng phim nhưng những người qua đường thấy họ giống hệt như Phật tổ và Quan Âm thật nên cảm thấy cần phải thành kính cúi lạy. Sau mỗi lần như vậy, Chu Long Quảng lại đem hoa quả được tặng dâng lên bàn thờ Phật trong chùa vì ông cảm thấy mình không được phép ăn đồ cúng bái của Phật. Đến tận khi bộ phim đã kết thúc, nữ diễn viên Tả Đại Phân vẫn bắt gặp ảnh chụp của mình trong tạo hình Quan Âm nhưng lại ở một nơi trớ trêu, trên bàn thờ của nhà dân. Khi bà đến hỏi chuyện gia chủ thì được cho hay họ đã thờ phụng bức ảnh này từ nhiều năm mà không hề biết đó là ảnh của diễn viên.

3. Quan Âm Bồ Tát cứ ra phim trường là nắng lên

Kỷ niệm khó quên khác của Tả Đại Phân với phim "Tây Du Ký" là những lần thời tiết không đẹp, trời âm u mưa rả rích suốt ngày nhưng chỉ cần Tả Đại Phân hóa trang xong và bước ra phim trường thì trời lại nắng. Cứ nhiều lần trùng hợp như vậy nên mọi người cho rằng Quan Âm Bồ Tát thực sự phù hộ cho Tả Đại Phân và đoàn phim để thuận lợi hoàn thành bộ phim huyền thoại này.

  • 49
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
21

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)