logo-maybe-vn
Mở app
Ducky
Ducky5 tháng trước
Xinê House

Sự thật đen tối về Oompa Loompa của Willy Wonka

Oompa Loompa là nhân vật không thể thiếu trong các tác phẩm về Willy Wonka khi góp phần lớn trong việc tạo ra đế chế chocolate lớn nhất thế giới. Trong Charlie and the Chocolate Factory (1971), họ là những sinh vật hình người tí hon với nước da cam. Phiên bản năm 2005 của Tim Burton thì họ lại có vẻ ngoài giống hệt nhau và cùng do nam diễn viên Deep Roy thể hiện.

Phần tiền truyện Wonka vừa ra rạp kế thừa phong cách hình ảnh của bộ phim năm 1971, với một Oompa Loompa màu cam duy nhất do Hugh Grant thủ vai. Cả ba phiên bản đều miêu tả họ hạnh phúc với công việc và nhà máy giống như một vương quốc cổ tích vô cùng an toàn.

Tuy nhiên, hình ảnh mơ mộng đó khác xa sự thật. Ngay cả trong thế giới tưởng tượng thuần túy của Willy Wonka, khán giả vẫn nhận ra dấu hiệu của chế độ nô lệ, sự thượng đẳng của người da trắng và bóc lột của chủ nghĩa tư bản tồn tại ở mọi ngóc ngách, ẩn hiện trong khung cảnh một nhà máy ma thuật vui vẻ.

Vấn đề từ tiểu thuyết gốc

Vấn đề xuất phát từ cuốn tiểu thuyết gốc của Roald Dahl. Được xuất bản vào năm 1964, Charlie and the Chocolate Factory phản ánh lo ngại của xã hội Anh khi những người nhập cư và công dân Khối thịnh vượng chung mới bước vào thị trường lao động.

Yếu tố này được thể hiện trong câu chuyện đậm chất hoang tưởng từ ông nội của Charlie. Vốn là một nhân viên bị sa thải từ nhà máy chocolate, ông nội Joe thì thầm với Charlie về những công nhân bí mật mới trong nhà máy: "Không phải con người, Charlie. Dù sao thì chúng cũng không phải người bình thường."

Trong ấn bản đầu tiên của cuốn tiểu thuyết, Oompa Loompas được mô tả là những người lùn da đ.e.n được Willy Wonka tìm thấy từ "nơi sâu thẳm và tối tăm nhất của rừng rậm châu Phi", theo Roald Dahl: A Biography của Jeremy Treglown. Năm 1970, NAACP đưa ra một tuyên bố bày tỏ lo ngại về miêu tả pbct của Oompa Loompas trong bộ phim sắp ra mắt. Bản thân Dahl cũng tỏ ra thông cảm với lập trường của họ và trong ấn bản năm 1973 đã chỉnh sửa lại họ có "mái tóc nâu vàng" và làn da "trắng hồng".

Nhưng sự thay đổi này cũng không xóa được bản chất bóc lột Willy Wonka với Oompa Loompa. Wonka đã bắt họ rời xa quê hương đến làm việc tại nhà máy. Họ làm việc không mệt mỏi chỉ để đổi lấy thù lao là hạt cacao. Họ là những tù nhân bị giới hạn ở những khu vực bên trong nhà máy. Trong Charlie and the Chocolate Factory, Willy Wonka đã học ngôn ngữ của bộ lạc khi đàm phán thỏa thuận với Oompa Loompa nhưng anh tự hào rằng "giờ tất cả họ đều nói được tiếng Anh".

Lịch sử chocolate gắn liền với nô lệ

Trong phim, cô bé Violet đã xin cha một Oompa Loompa và ông hứa sẽ mua cho cô vào cuối ngày. Chi tiết cho thấy sự chuyển giao quyền sở hữu và củng cố khía cạnh n.ô l.ệ trong tình trạng của Oompa Loompa theo quan điểm của người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng, có đặc quyền. Tuy nhiên, người xem thường bỏ qua khía cạnh rắc rối này vì nghĩ đó phim trẻ em.

Trên thực tế, lịch sử chocolate liên quan trực tiếp đến chế độ nô lệ, bắt đầu từ những chuyến hàng cacao đầu tiên đến châu Âu vào năm 1585. Vương quốc Anh đã bắt tay vào kinh doanh thuộc địa kể từ giữa thế kỷ 17. Việc buôn bán cacao đã tác động đáng kể đến các quốc gia ở Trung Mỹ và Caribbean. Tuy nhiên, phần lớn sản lượng cacao của thế giới chuyển sang Tây Phi do có sự tham gia của Anh.

Nhiều nô lệ và lao động trẻ em đã bị bóc lột tham gia quá trình trồng trọt, thu hoạch để thu được lợi nhuận đáng kể hơn. Nước Anh đã thông qua Đạo luật bãi bỏ buôn bán n.ô l.ệ vào năm 1807. Tuy nhiên, chế độ n.ô l.ệ và b.ó.c l.ộ.t trong sản xuất ca cao vẫn tiếp tục theo những cách khác nhau.

Các bộ phim chuyển thể cố gắng thay đổi hình ảnh Oompa Loompa

Ê-kíp của cả ba bộ phim điện ảnh đều nhận thức được bản chất có vấn đề của Oompa Loompa. Do đó mà họ đều dựa vào ý tưởng coi nhà máy như một vương quốc phép thuật và các công nhân của nó giống như các nàng tiên hoặc yêu tinh hơn là những nhóm thiểu số bị ngược đãi.

Bộ phim năm 1971 bỏ qua việc đề cập đến cách họ được trả lương, chỉ nói rằng Wonka mong họ sống trong hòa bình và an toàn (dù vậy, Oompa Loompa vẫn là đối tượng thí nghiệm để tạo ra các loại chocolate mới). Và bối cảnh ở Anh được thay đổi một cách tinh tế thành một thành phố không tên. Phim ghi hình ở Munich để mang đến cảm giác đây là câu chuyện cổ thích vượt thời đại hơn là tính nhạy cảm về chủ nghĩa đế quốc của Dahl.

Phiên bản năm 2005 do Tim Burton đạo diễn lại làm giống nguyên tác tiểu thuyết hơn. Lý do có lẽ là bởi nỗ lực tạo ra sự khác biệt so với phần phim trước. Song, nó lại khiến phim có thêm rất nhiều vấn đề, như mô tả trực quan về Loompaland như một khu rừng man rợ và cư dân là những người nguyên thủy tôn thờ hạt cacao. Wonka vẫn đề nghị trả công bằng chocolate và họ vẫn là đối tượng thử nghiệm. Tuy nhiên, phim biến Wonka thành một nhân vật có sự đồng cảm ngây ngô để làm giảm bớt bản chất bóc lột.

Trong số 3 phiên bản, Wonka có sự thay đổi rõ rệt nhất. Do thế mạnh là phần tiền truyện, phim thoát khỏi những câu từ của Dahl. Theo đó, chàng Wonka trẻ tuổi bẫy một Oompa Loompa tên là Lofty - người đã bị trục xuất khỏi Loompaland sau khi chính Wonka vô tình lấy trộm một số hạt cacao mà Lofty có nhiệm vụ trông coi.

Lofty đã bắt Wonka phải chịu trách nhiệm cũng như trả lại chocolate cho mình. Bản thân Loompaland không còn hình ảnh thuộc địa khi được miêu tả như một hòn đảo chưa được khám phá trên một vùng biển không tên, với những người Oompa Loompa mặc bộ đồ sọc hiện đại.

Wonka đã đề nghị cho Lofty làm người đảm nhiệm vị trí nếm thử chocolate trong nhà máy - nơi anh xây dựng bằng phép thuật thay vì lao động chân tay. Chi tiết ngụ ý rằng Oompa Loompa là những đối tác bình đẳng trong nỗ lực của anh và khiến sự hào phóng của Wonka trở nên khác biệt so với những nhà sản xuất kẹo tham lam khác.

  • 20
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
25
Ducky
Ducky5 tháng trước
Xinê House

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)