logo-maybe-vn
Mở app

Những câu chuyện ma có thật ở Tây Ban Nha: Hồn ma lang thang trong Bảo tàng Sofia

Bảo tàng Quốc gia Sofia ở Madrid (Tây Ban Nha) không chỉ là nơi lưu giữ những bộ sưu tập nghệ thuật nổi tiếng bậc nhất trong thế kỷ 20 mà còn là nơi xảy ra vô số những câu chuyện tâm linh huyền bí khiến bạn chỉ cần một lần lắng nghe đã sởn gai ốc.

Vua Tây Ban Nha lúc bấy giờ là Carlos III chính là người đã hạ lệnh xây dựng bệnh viện này. Kiến trúc sư ban đầu được chọn là Jose de Hermosilla, tuy nhiên trong quá trình xây dựng, ông đã đột ngột qua đời vì bạo bệnh. Đáng nói là cách thời điểm xây dựng bệnh viện khoảng hai trăm năm trước, ở khu vực phía đông Atocha (nằm kế ga xe lửa Madrid hiện nay) đã nổi danh là một địa điểm bị nguyền rủa. Nguyên nhân là bởi khi đó, vua Tây Ban Nha là Philip II đã cho xây dựng một trại tị nạn để xử tử những người vô gia cư. Sự oán giận đến từ linh hồn của những người vô gia cư đã dần dần tụ tập tại đây. 

Vì trước đây có một ngôi mộ tập thể chôn cất những người vô gia cư nên nhiều thi thể trong bệnh ...
Vì trước đây có một ngôi mộ tập thể chôn cất những người vô gia cư nên nhiều thi thể trong bệnh ...

Mãi cho tới thế kỷ 18, một vị vua khác của Tây Ban Nha lúc đó là Fernando VI đã mời kiến trúc sư nổi tiếng nhất Tây Ban Nha lúc bấy giờ là Jose de Hermosilla tới hỗ trợ xây dựng lại bệnh viện. Tuy nhiên trong thời gian xây dựng, nhiều sự cố kỳ lạ đã xảy ra khiến việc xây dựng phải dừng lại vô số lần, thậm chí Jose de Hermosilla còn mắc phải một căn bệnh lạ và không thể tiếp tục hoàn thành dự án. Ngay cả vua Fernando VI, người khởi xướng dự án cũng bắt đầu đổ bệnh ngay khi dự án bắt đầu và qua đời vào năm 1758.

Cuối cùng tới đời vua Carlos III mới có thể hoàn thành xong công trình khổng lồ này. Tuy nhiên kể từ khi việc xây dựng bệnh viện hoàn tất, những hồn ma của những người chết vì bệnh tật, những người chết trong quá trình xây dựng và những người vô gia cư liên tục quấy phá việc làm ăn của bệnh viện. Thậm chí vì bị "trêu chọc" quá nhiều mà các bác sĩ còn quen thuộc với đủ loại sự kiện siêu nhiên đã và đang diễn ra ở đây. Theo lời chia sẻ của một vài bệnh nhân, họ thường xuyên nhìn thấy những linh hồn lang thang bên ngoài cửa sổ, đôi khi còn bắt gặp cả những bệnh nhân đã chết! Những khuôn mặt tái nhợt, nhăn nheo, đeo những cặp kính trũng và xỉn màu cùng những đoàn tu sĩ nam nữ đã trở thành những “bóng ma” thường xuyên bị bệnh nhân bắt gặp lúc bấy giờ

Năm 1960, Bệnh viện Đa khoa cuối cùng đã bị bỏ hoang. Tới năm 1982, dưới sự can thiệp của Nữ hoàng Sofia, chính phủ Tây Ban Nha đã chấp thuận chuyển đổi tòa nhà Bệnh viện Đa khoa thành Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Nữ hoàng Sofia. Năm 1986, Bảo tàng Sofia chính thức mở cửa đón công chúng. Vậy nhưng quá quá trình cải tạo bệnh viện đa khoa thành bảo tàng nghệ thuật cũng chẳng hề suôn sẻ chút nào. 

Những người công nhân đã tìm thấy nhiều bộ xương người được giấu trong những bức tường dày cũng như vô số phòng tối nhỏ cất giữ vật tư y tế và mẫu vật của con người. Một vài công nhân tham gia xây dựng đột nhiên la hét như thể bị linh hồn ma quỷ ám ảnh. Ba nhà trừ tà đã được mời tới đây để hỗ trợ hoàn thành dự án. Vào năm 1990, khi dự án cải tạo bước sang giai đoạn hai, người ta vô tình phát hiện thi thể của ba nữ tu được giấu trong một căn phòng bí mật với vị trí hiện tại là cổng Bảo tàng Sofia.

Kể từ khi bảo tàng được hoàn thành và mở cửa cho công chúng, cả nhân viên an ninh, nhân viên và du khách đều đã từng chứng kiến vô số những hiện tượng siêu nhiên. Vào ngày 21/4/1995, nhà báo Alvaro Gariño đã xuất bản những bài báo đầu tiên kể về sự cố ma ám trong Bảo tàng Sofia. Trong bài báo của Alvaro Gariño, nhiều du khách có cảm giác như bị chạm vào hoặc bị xô đẩy trong quá trình tham quan. Ngoài ra, một số sinh viên Học viện Mỹ thuật cũng sẽ nghe thấy những tiếng hét bất thường trong quá trình đi thực tập ở đây.

Nhiều nhân viên bảo tàng khẳng định họ đã chạm trán “ba nữ tu” vào những thời điểm khác nhau, đặc biệt là vào thời gian buổi chiều và buổi tối. Ba nữ tu đều mặc áo thụng truyền thống, thắt lưng đeo những chuỗi hạt lớn và phát ra tiếng cọ xát rõ ràng. Ba nữ tu liên tiếp bước về phía trước, lẩm bẩm điều gì đó với nhau. Một nhiếp ảnh gia khác đến từ tạp chí "El Pais" cũng từng vào bảo tàng để chụp bức "Guernica" của Picasso. Sau khi in ra, ông phát hiện có một người đàn ông gầy gò đứng trên không trung ở phía bên trái bức tranh, nhìn thẳng vào ống kính một cách đầy ác ý.

Một trường hợp khác là cô lao công ở trong bảo tàng. Cô từng nhìn thấy một ông lão 80 tuổi với bộ râu trắng đang ngồi trên ghế nhàn nhã ngắm một bức tranh. Khi người lao công cúi chào ông, ông lão không hề có phản ứng gì. Đáng nói là ở thời điểm đó, bảo tàng đã đóng cửa và không có khách du lịch.

Đài truyền hình quốc gia Tây Ban Nha từng đặt camera ở các góc khác nhau trong bảo tàng. Sau nhiều ngày bí mật quay phim vào lúc nửa đêm, camera không chỉ ghi lại những tiếng la hét, những cái tên với những từ ngữ dễ nhận biết mà còn ghi lại một số hình ảnh ma quái thất thường. Và những bóng ma dễ nhận ra nhất chính là ba nữ tu mặc áo choàng. Bóng dáng ma quái của ba nữ tu đã đi dọc theo bảo tàng và vào khu tâm thần của bệnh viện cũ. Bên cạnh đó, người xem còn nghe thấy đủ loại tiếng la hét và tiếng khóc khác nhau trong camera.

Để đảm bảo quá trình ghi hình không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện bên ngoài, tất cả các công ...
Để đảm bảo quá trình ghi hình không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện bên ngoài, tất cả các công ...

Trước những hiện tượng bí ẩn trên, bảo tàng đã mời một nhà ngoại cảm nổi tiếng đến từ Madrid đến kiểm tra. Dưới sự quan sát của các nhà ngoại cảm, ba xác chết nữa lại được phát hiện bên trong bức tường ở dưới tầng hầm của bảo tàng. Ba thi thể nằm lẫn lộn với nhau, xét theo cấu trúc xương thì là hai thi thể nam và một thi thể nữ. Các nhà ngoại cảm đã thực hiện nghi lễ gọi hồn trước ống kính và mời gọi những linh hồn lang thang trong bảo tàng cùng đến tham dự. Người đến đầu tiên là vong hồn của một bệnh nhân trong bệnh viện cũ, anh ta thậm chí còn không biết mình đã chết và vẫn đang chờ bác sĩ sơ cứu!

Vì ngày càng có nhiều sự cố siêu nhiên xảy ra gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh tiếng của Bảo tàng Sofia nên ban quản lý rất khó chịu. Cuối cùng, họ đã quyết định cấm mọi cuộc điều tra siêu nhiên về bảo tàng. Dần dần, nỗi ám ảnh về Bảo tàng Sofia đã dần phai nhạt theo thời gian. Tuy nhiên, nếu cơ thể bạn đủ nhạy cảm thì khi bước vào phòng triển lãm sâu trong bảo tàng, bạn vẫn sẽ cảm nhận được sự ớn lạnh, thậm chí còn có thể nhìn thấy một số hình ảnh bất ngờ đấy.

  • 48
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
21

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)