
Chiếc đồng hồ ở “đô thành cổ tích”
Tại Praha, Cộng hòa Séc có một chiếc đồng hồ được đặt tại bức tường phía nam của Tòa thị chính Thành Cổ ở Quảng trường Thành Cổ. Đó là chiếc đồng hồ lâu đời nhất thế giới vẫn còn hoạt động, nó đã có từ năm 1410 và được gọi là đồng hồ Thiên văn Praha,(Praha Orloj) - một biểu tượng của lịch sử và gợi nhớ đến dấu vết đấm chất cổ tích của phương Tây thời xa xưa.
Đồng hồ bao gồm ba bộ phận chính là:
- Mặt đồng hồ thiên văn, tượng trưng cho vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng trên bầu trời và hiển thị các chi tiết thiên văn khác nhau.
- Bước chân của các Tông đồ: một bộ máy đồng hồ hiển thị mỗi giờ với một nhân vật trong các Tông đồ, đáng chú ý là một nhân vật của C.á.i c.h.ế.t (đại diện là một bộ xương).
- Mặt đồng hồ lịch với các mề đay đại diện cho các tháng.
Nguồn gốc về chiếc đồng liên quan đến nhiều truyền thuyết. Trong đó có câu chuyện về người thợ có tên Hanus, dân gian lưu truyền rằng Hanus đã chế tạo ra chiếc đồng hồ kiệt tác và những kẻ cầm quyền của vùng đất e sợ Hanus sẽ tiếp tục tạo ra những đồng hồ như vậy sẽ làm mất danh tiếng của Praha nên đã thuê người đâm mù mắt người thợ này.
Thế rồi Hanus trước khi sắp qua đời đã bỏ tay vào các bánh răng cưa của đồng hồ để phá hủy nó nhưng không thành. Tuy nhiên có câu chuyện khác lại cho rằng Hanus chỉ là người tái thiết lại chiếc đồng hồ vào năm 1490, còn ông Mikulas thuộc Kadaa mới là người tạo nên chiếc đồng hồ vào năm 1410.
Đồng hồ Thiên văn Praha đã trải qua nhiều lần hư hỏng và phải trùng tu, sửa chữa nhiều lần mới có dáng vẻ như ngày nay.
Cre: wiki, World Beauties and Wonders
- 33
- 0Bình luận