logo-maybe-vn
Mở app
Tuyết Nhi
Tuyết Nhi9 tháng trước
Fashion

Mainbocher: Một người đi trước ít ai biết của Dior.

Main Bocher (1890 - 1976) là một couturier người Mỹ nhưng gọi thương hiệu Mainbocher của ông là brand Pháp hay Mỹ đều đúng vì ông có khoảng thời gian dài làm việc tại hai kinh đô thời trang lớn của thế giới: Paris và New York. Tuy gần như bị quên lãng, Main Bocher là một trong những couturier quan trọng nhất nước Mỹ và đã đi trước silhouette chiết eo trong BST New Look của Dior gần một thập kỷ.

Main Bocher và BST SS 1961.
Main Bocher và BST SS 1961.

Main Bocher là một người con của nghệ thuật. Ông theo học tại Học viện Mỹ thuật Chicago và gia nhập Liên đoàn Sinh viên Nghệ thuật vào năm 1909. Sau đó sang Paris và Munich (Đức) học thêm về âm nhạc và luyện giọng cổ điển. Bocher vẽ phác thảo trang phục cho các NTK thời trang để trang trải cuộc sống ở nước ngoài. Đây có thể nói là những bước chân đầu tiên trong sự nghiệp thời trang của ông.

Váy và trang sức Mainbocher trên tờ Vogue, 1935 - 1938.
Váy và trang sức Mainbocher trên tờ Vogue, 1935 - 1938.

Năm 1921, Main Bocher bị mất giọng vào ngày ra mắt mà ông đã chờ đợi từ lâu. Giấc mơ sân khấu tan thành mây khói, ông làm người vẽ phác thảo cho văn phòng Harper's Bazaar ở Paris, sau đó gia nhập Vogue Pháp vào năm 1923 với tư cách là biên tập viên thời trang nhưng từ chức vì tranh chấp tiền lương vào cuối năm 1929. 

Vogue, từ trái sang: 1932 - 1/1/1937 - 1/4/1938 - tháng 9/1933.
Vogue, từ trái sang: 1932 - 1/1/1937 - 1/4/1938 - tháng 9/1933.

  Ngoài ra, ông cũng có đóng góp cho phiên bản Vogue Mỹ. Vào năm 2017, cuộc triển lãm Making Mainbocher: The First American Couturier diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử Chicago, thu hút đông đảo sự chú ý đến vị couturier bị quên lãng một thời. Đội ngũ Vogue Mỹ khi ấy đã lục lại các tài liệu về Main Bocher trong kho lưu trữ của tờ này và phát hiện ra rằng ông chính là người vẽ minh họa cho chiếc “little black dress” nổi tiếng của Chanel, xuất hiện trên Vogue Mỹ, số tháng 10/1926.   

Chanel
Chanel "little black dress" aka "Ford dress". Vogue, tháng 10/1926.
Thời kỳ hoạt động tại Pháp (1929 - 1939):

Rời Vogue Pháp chỉ vài tháng trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929, ông tự học thiết kế quần áo trong thời kỳ ảm đạm này. May thay, nhờ sự hỗ trợ tài chính từ một nhóm người đồng hương xa quê như ông, Bocher đã có thể mở nhà mốt cao cấp của mình vào cùng năm, lấy tên Mainbocher - ghép lại từ họ tên của ông. Mặc dù thời trang không phải là đam mê ban đầu, Main Bocher nhanh chóng trở nên nổi tiếng giữa thị trường thời trang Pháp khốc liệt, được Vogue gọi là “ngôi sao mới trên bầu trời thời trang cao cấp Paris” vào năm 1932.

Wallis Simpson, Nữ công tước xứ Windsor năm 1939. Bà là một khách hàng thân thiết của ông.
Wallis Simpson, Nữ công tước xứ Windsor năm 1939. Bà là một khách hàng thân thiết của ông.

Những người phụ nữ sành điệu trên khắp thế giới bị thu hút bởi những chiếc váy Mainbocher nữ tính, sang trọng, phù hợp để mặc cho mọi dịp và không theo xu hướng chung. Ông trả lời Vogue rằng cách ông tiếp cận với thời trang là tạo ra những bộ quần áo “là bạn của phụ nữ - một người bạn gặp mãi không chán.”

1938 - 1939.
1938 - 1939.

*Vì tên NTK và tên thương hiệu không có quá nhiều khác biệt nên từ đây, xin phép được gọi thống nhất cả hai là Mainbocher.

Một người đi trước ít ai biết của Dior:

Trong sự nghiệp thiết kế dài 41 năm, Mainbocher được công nhận là người phát minh (hoặc phổ biến) váy dạ hội ngắn (1931), váy quây (1934) và sheath dress (1946). Tuy nhiên, thứ có bằng chứng rõ ràng nhất là silhouette thắt eo ông đã có trước BST New Look của Dior những 8 năm (1939). Đó là BST cuối cùng của Mainbocher tại Pháp. Silhouette đồng hồ cát, vòng eo con kiến, bộ ngực căng tròn đạt được bằng cách mặc thêm corset bên trong, đã gây ra không ít tranh cãi. BST rất táo bạo ở thời điểm đó.

Harper's Bazaar, 15/9/1939.
Harper's Bazaar, 15/9/1939.

Chiếc corset mặc trong BST ấy đã đi vào lịch sử nhờ cú bấm máy của nhiếp ảnh gia Horst P. Horst, là một trong những bức ảnh thời trang nổi tiếng nhất của Vogue. Cái tên Mainbocher có thể bị quên lãng với tư cách là một thương hiệu thời trang nhưng ít nhiều người ta cũng biết đến nó qua bức ảnh này.

Bức ảnh Mainbocher Corset (1939) nổi tiếng. Vogue, 15/9/1939. Thực tế đây là corset của hãng kế ...
Bức ảnh Mainbocher Corset (1939) nổi tiếng. Vogue, 15/9/1939. Thực tế đây là corset của hãng kế ...
Chấn động tại Mainbocher: các người mẫu mặc corset và những chiếc váy ôm sát ngực. Phần vải được xếp nếp ở ngực và hông làm nổi bật cơ thể và thay đổi phom dáng. Chiếc váy có màu hồng và vàng lamé, đeo kèm găng tay cùng loại vải.
Phần mô tả của Harper's Bazaar dành cho chiếc váy bó eo của Mainbocher.
Harper's Bazaar, tháng 9/1939.
Harper's Bazaar, tháng 9/1939.
Về quê hương Mỹ do Thế chiến thứ hai (1940 - 1971):

Vào đầu Thế chiến thứ hai, Mainbocher đóng cửa thương hiệu của mình ở Paris và về lại New York. Năm 1940, ông làm lại từ đầu: mở cửa hàng thời trang mới trên Đại lộ Madison, bên cạnh thương hiệu Tiffany's ở Đường 57. 

Vogue: 1/12/1951 - 1/6/1953.
Vogue: 1/12/1951 - 1/6/1953.
BST AW 1949/50.
BST AW 1949/50.
Vogue, 1/4/1942.
Vogue, 1/4/1942.

Trong những năm đầu của Thế chiến thứ hai, ông hướng về các thiết kế nữ tính, tiện dụng và điều này đã thu hút sự chú ý của một khách hàng lớn: Hải quân Hoa Kỳ. Mainbocher đã tạo ra ba thiết kế đồng phục khác nhau cho WAVES (lực lượng dự bị hải quân nữ Mỹ) và SPARS (cảnh sát biển nữ của Mỹ): váy xanh đen, váy trắng cho mùa hè và đồng phục làm việc mùa hè màu xám.

Ba loại đồng phục cho WAVES và SPARS, năm 1942.
Ba loại đồng phục cho WAVES và SPARS, năm 1942.

Chúng là một thành công vang dội, được báo chí đưa tin rộng rãi. Cả Harper's Bazaar lẫn Vogue đều dành những lời khen có cánh đến cựu biên tập viên của mình, gọi ba mẫu váy trên là “thiết thực và nổi bật”. Tờ New York Herald Tribune gọi chúng là “đồng phục cho người lao động nhưng vẫn rất nữ tính”. Các tổ chức nổi tiếng khác yêu thích thiết kế của Mainbocher đến mức họ đã liên hệ ông làm đồng phục cho họ. Ông tiếp tục thiết kế đồng phục cho Thủy quân lục chiến nữ, Nữ Hướng đạo và Hội Chữ thập đỏ.

BST AW 1949. Chiếc váy lấy cảm hứng từ quân phục kết hợp với phong cách “New Look” nữ tính.
BST AW 1949. Chiếc váy lấy cảm hứng từ quân phục kết hợp với phong cách “New Look” nữ tính.

Ngoài phụng sự đất nước, ông còn thiết kế trang phục cho các bộ phim, vở kịch và cả giới hoàng gia.

Áo khoác và áo choàng của Mainbocher (BST AW 1955 & 57).
Áo khoác và áo choàng của Mainbocher (BST AW 1955 & 57).
AW 1950/51 - SS 1954 - SS 1958 - AW 1959/60.
AW 1950/51 - SS 1954 - SS 1958 - AW 1959/60.

Trong khi những NTK cùng thời lấn sân sang thời trang may sẵn sau chiến tranh, Mainbocher lại từ chối sản xuất quần áo hàng loạt hoặc nhượng quyền thương hiệu của mình. Thay vào đó, ông tiếp tục làm việc theo kiểu haute couture truyền thống.

BST SS 1960.
BST SS 1960.
BST AW 1967/68.
BST AW 1967/68.
Vogue, 15/4/1966 - SS 1960 - AW 1968/69.
Vogue, 15/4/1966 - SS 1960 - AW 1968/69.

Mainbocher đóng cửa và nghỉ hưu vào năm 1971. Ông trở về châu Âu, dành những năm tháng cuối đời tại Paris và Munich. Ông qua đời vào năm 1976.

SS & AW 1969.
SS & AW 1969.
SS 1960 - AW 1961/62 - AW 1969/70.
SS 1960 - AW 1961/62 - AW 1969/70.
SS 1970 - AW 1970/71.
SS 1970 - AW 1970/71.

Nguồn: Vogue, National Archives, Encyclopedia.

  • 39
  • 1Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
25
Tuyết Nhi
Tuyết Nhi9 tháng trước
Fashion

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)