logo-maybe-vn
Mở app

Tổng hợp những điều người Trung Quốc kiêng kỵ trong đám tang có thể bạn chưa biết

Chia sẻ từ một người dùng trên Zhidao

1. Kiêng kỵ về khiêng quan tài

Không được nói "nặng" (ở đây ý chỉ khi khiêng quan tài không được nói quan tài nặng). Việc này bắt nguồn từ chuyện ở nông thôn ngày trước có tục khiêng quan tài, nếu vô tình nói quan tài nặng thì rất dễ xảy ra biến cố, chẳng hạn như chiếc quan tài nào nặng hơn ngàn cân thì sẽ không thể nhấc lên nổi, hoặc đang đi thì quan tài đột ngột rơi xuống đất gây ra tai họa. 

2. Kiêng kỵ khóc lóc

Khi làm lễ đưa tang người thân, chắc hẳn mọi người sẽ đều cảm thấy vô cùng đau buồn. Lúc này phải chú ý đừng để giọt nước mắt của mình rơi xuống người chết vì như vậy thì người chết sẽ không thể yên tâm rời đi, linh hồn của họ cũng không thể lên trời mà chỉ có thể quanh quẩn trong nhà tang lễ. Trường hợp nghiêm trọng, có thể vì quá ám ảnh mà họ sẽ không thể đi đầu thai.

3. Kiêng kỵ về ngoại hình

Khi một người lớn tuổi trong gia đình qua đời thì người thân trong nhà tuyệt đối không được cắt tóc và cạo râu trong thời điểm này. Tất nhiên, trong hoàn cảnh đau buồn, nhiều người trong số chúng ta thường quên mất những chuyện vặt vãnh này. Tuy nhiên, những việc nêu trên được cho là dễ kích động linh hồn người đã mất.

Cũng nên chú ý đến trang phục của mình khi tham dự lễ tang. Chỉ nên mặc màu trắng thuần, màu đen, không nên mặc đồ màu đỏ vì điều này sẽ làm vận may càng giảm sút, xui xẻo kéo đến, khiến bạn dễ bị tà khí ám vào, sống dở chết dở.

4. Kiêng kỵ về người tham dự đám tang

Những người đi dự đám tang phải chú ý tránh xung khắc với tử vi của người đã khuất, những người xung khắc ngũ hành cũng cần tránh, phụ nữ có thai cũng tránh đi đến đám tang. Những điều này sẽ mang đến điềm xấu cho cả người chết và người sống. Phụ nữ có thai dễ bị lây nhiễm bởi tà khí, từ đó dễ mang tới ảnh hưởng xấu cho đứa bé.

5. Kiêng kỵ về thời gian

Người Trung Quốc tin rằng mọi vật đều có ngày tốt lành, ma chay cũng vậy. Chẳng hạn như có người ốm yếu từ khi sinh ra vì sinh vào năm âm, tháng âm, do đó, tang lễ cũng sẽ có nhiều thay đổi về mặt thời gian. Ví dụ tang lễ trong tháng 7 dễ thu hút cô hồn vậy nên thời gian này nên tránh tổ chức lễ tang hết mức có thể, thậm chí có nơi cấm chôn cất vào buổi trưa và yêu cầu phải chú ý đến thời điểm hạ quan.

6. Kiêng kỵ trong việc chôn cất

Khi chôn cất, phải đào 1 cuốc hiếu thảo, đó gọi là "mở hang". Ngoài ra, đáy của ngôi mộ phải được xây bằng phẳng, nếu không sẽ gây hại đến con cháu. Đặc biệt nhất là phần miệng người chết không được để trống. Từ thời xa xưa, các vị hoàng đế Trung Quốc cổ đại đã có tục ngậm ngọc trong miệng sau khi chết trong khi người dân thường thì sẽ được ngậm cơm nắm.

Tránh quấn xác người đã khuất bằng lông thú hoặc lông các loại động vật khác vì nó sẽ không có lợi cho việc luân hồi, khiến người chết trở về báo oán người thân trong gia đình. Đồng thời cũng nên tránh để nước và các đồ vật bẩn thỉu trong lăng mộ, nếu không sẽ thu hút vận xui.

7. Phong tục "ép lưỡi" người mất

Từ thời xa xưa người ta đã quan niệm con người khi chết như ngọn đèn đã tắt. “Trên đầu 3 thước có thần linh”, với quan niệm này, người xưa rất tôn sùng thần linh và họ rất tin tưởng vào cuộc sống ở thế giới bên kia sau khi chết. Bằng chứng sống là khi Từ Hi thái hậu qua đời, thái giám bên cạnh bà đã lấy ra một viên ngọc và nhét vào miệng thái hậu.

Đây chính là tục "ép lưỡi" người đã khuất bằng cách dùng một vật ấn vào lưỡi người chết. Tục lệ này trở nên khá phổ biến vào thời nhà Thương và nhà Chu, tùy vào thân phận của người xưa mà đồ vật ép lưỡi sẽ khác nhau. Mọi người tin rằng việc đặt một số đồ vật có giá trị vào miệng có thể giúp người đã khuất tạo mối quan hệ ở thế giới bên kia và làm cho cuộc sống suôn sẻ hơn. Ngoài ra, việc "ép lưỡi" còn là để người mất đừng nói những điều vô nghĩa khi báo cáo với Diêm Vương, vì "họa từ miệng mà ra".

Nguyên nhân tiếp theo là vì khi một người qua đời, họ thường không được chôn cất ngay mà cần ba ngày để tang. Trong ba ngày này, thân nhân của người quá cố thường sẽ đến nhà tang lễ để than khóc và bày tỏ sự tiếc thương. Lúc này, khuôn mặt của người đã khuất sẽ dần bị trũng sâu do ảnh hưởng của âm khí. Vì vậy, người ta đặt một vật gì đó vào trong miệng người đã khuất để khuôn mặt họ đầy đặn hơn.

Lý do cuối cùng là vì người xưa tin rằng nếu có ngọc bội trong miệng thì có thể đảm bảo thi thể người chết sẽ không bị thối rữa. Vì vậy, hầu hết những người giàu (quyền cao chức trọng) thời bấy giờ đều đặt một viên ngọc vào miệng để giữ cho người chết có vẻ ngoài hoàn hảo nhất và bảo vệ họ khỏi sự xói mòn của nhiều loại côn trùng và rắn khi chôn xuống đất.

  • 43
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
49

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)