logo-maybe-vn
Mở app
Tiểu Thạch
Tiểu Thạchmột năm trước
Tâm Lý Học

Tìm hiểu ‘worthsplaining’ - Hãy ngưng phân trần cho mọi việc bạn làm

Có thể bạn chỉ mới nghe đến ‘worthplanining’ nhưng nếu hiểu ý nghĩa của nó, bạn sẽ nhận ra bản thân mình đã làm hành động này vô vàn lần rồi đấy.

Tranh: hilindayan
Tranh: hilindayan

Worthsplaning là hành động giải thích quá nhiều cho những việc bạn xứng đáng được làm hoặc chẳng có gì sai, chỉ vì sợ bị người khác đánh giá/bắt bẻ. Ví dụ: bạn mua một món đồ mới khá đắt tiền và khi có ai trầm trồ về điều đó, đột nhiên bạn giải thích rất nhiều rằng đây là thứ cần thiết cho bạn ra sao, rằng không phải lúc nào bạn cũng tiêu xài nhiều như vậy, rằng món đồ này dùng được trong nhiều năm tính ra không quá đắt. Đối với người làm công việc sáng tạo nội dung, viết lách, worthsplaning cũng là hiện tượng không hề hiếm. Ví dụ, bạn sẽ viết thêm vài dòng giải thích cho cách dùng từ của mình, về tệp người dùng mình hướng tới, rào trước đón sau… Tất cả chỉ sợ người khác hiểu lầm mình.

Tác hại của worthsplaining đối với sức khỏe tinh thần

Nếu nhận thấy bản thân có xu hướng kể lể, phân trần quá nhiều, bạn hãy đọc tiếp để nhận thức tác hại của worthsplaining lên đời sống tinh thần cũng như cách bỏ thói quen này.

  • Khiến ta cảm thấy tội lỗi (dù không cần thiết)

Theo huấn luyện viên đời sống Kate MacGowan, thay vì đơn thuần chấp nhận quyết định của bản thân mà lại đi worthsplaning, bạn đang thể hiện sự thiếu quyết đoán, không chắc chắn vào bản thân. ‘Bằng cách đó, chúng ta đang thổi phồng một việc rất nhỏ, dẫn đến cảm giác tội lỗi’.

Khi cảm giác tội lỗi xâm chiếm, hãy tìm cách giải quyết triệt để tận gốc. Hãy hỏi bản thân, vì sao mình cảm thấy day dứt? Có phải điều này bắt nguồn từ chuyện mình sợ bị người khác đánh giá? Mà nếu có vậy thì sao phải quan trọng? Mình thật sự đủ tiền để mua thứ mình muốn mà?

Tự nhắc nhở bản thân rằng mình không làm gì cần phải phân trần cả. Đồng thời rèn luyện thói quen tự đối thoại tích cực và tự xem xét để uốn nắn tư duy và thoát khỏi thói quen worthsplaining.

  • Khiến bạn sống dựa vào sự công nhận từ bên ngoài

Khi worthsplaining, bạn đang xem trọng cái nhìn và sự công nhận của người ngoài hơn quyết định bản thân. Tại sao phải giải thích này nọ nếu như bạn đã đi đúng đường?

‘Mỗi khi bạn hô hào nguyên nhân cho hành động của mình, bạn đang tìm kiếm sự công nhận của người khác. Sự chấp thuận của họ quan trọng hơn ước muốn, nguyện vọng của bạn, những thứ khiến bạn bình yên. Mỗi khi bạn giải thích dài dòng không cần thiết, là bạn đang củng cố tư tưởng sống dựa vào sự chấp thuận của mọi người cho hành vi của mình’.

Cách để loại bỏ thói quen này đó là đặt ra giới hạn cho bản thân. Khi không muốn ra ngoài nhậu mà chỉ muốn về nhà ngủ, chỉ cần đơn giản nói “Hôm nay mình không muốn đi chơi. Mình chỉ muốn ở nhà”, không cần thêm lý do gì. Hoặc “Mình mua vì mình thích cái váy này”. Lần sau bạn sẽ thấy dễ dàng hơn lần trước và dần dần không cần ai hiểu cho hành động của mình nữa.

  • Bạn không còn là chính mình

Một điều rõ ràng là worthsplaining gây tổn hại cho cách bạn nhìn nhận về bản thân. Vì sợ hãi đánh giá của mọi người, ta có xu hướng khoác lên mình một nhân cách khác. Chủ yếu để con người thật không bị đánh giá.

Theo Kate ‘Vấn đề là bạn phải giải thích về những gì quan trọng với bạn, thành ra bạn không còn tự hào về lựa chọn và giá trị bản thân nữa mà bắt đầu cắt gọt bản thân dựa theo những gì người khác thích. Sau một thời gian bạn sẽ không còn biết mình là ai nữa’.

Thay vào đó, bạn không cần phải giải thích gì cả, hoặc nói thật lý do cho hành động của mình. Hãy cho bản thân sức mạnh của lòng trung thực và tự nhắc nhở rằng những người xuất hiện trong đời bạn nên chấp nhận con người thật của bạn.

  • Gây tổn hại lòng tự trọng

Một trong những tác hại nghiêm trọng nhất của worthsplaining đó là ảnh hưởng tiêu cực lâu dài lên lòng tự trọng của bạn. Kate chia sẻ ‘Khi bạn cứ liên tục giải thích tới lui với bạn bè và gia đình, bạn sẽ mắc kẹt trong vòng lặp bất an bởi không còn niềm tin vào lựa chọn của mình nữa.’

Những khi bắt đầu cảm thấy âu lo, bạn hãy tự nhắc nhở rằng mỗi hàng động của bạn đều có lý do rõ ràng và hợp lý. Dần dần bạn sẽ được chữa lành và lấy lại lòng tự tôn.

  • Khiến chúng ta hành động ngoài ý muốn

Đã bao giờ bạn đồng ý thay vì từ chối làm việc mình không muốn chưa? Một bữa tiệc công ty? Một chồng hồ sơ đồng nghiệp nhờ vả? Chỉ vì bạn không muốn bị cho là ích kỷ, thiếu hòa đồng?

Hệ quả của worthsplaining đó là cuối cùng bạn dễ rơi vào vòng xoáy làm vừa lòng người khác dù không muốn. Sau khi mất đi niềm tin vào bản thân, lòng tự tôn, bạn thậm chí không tìm được lý do nào đủ hợp lý nữa cho hành động của mình.

‘Suy nghĩ worthsplaining không phục vụ bạn, nó không giúp bạn làm việc đúng vì nó là tiếng nói bắt nguồn từ nỗi bất an’.

Khi cảm giác muốn chiều lòng người ập đến, hãy tự hỏi bản thân ‘điều này có cần thiết không? Mình làm việc này vì lý do đúng đắn?’. Nếu không, đừng làm.

‘Hãy tập thói quen kiểm tra bản thân và xem động lực thật sự của mình là gì. Ích kỷ một chút cũng không sao đâu, hãy đảm bảo mọi hành động của bạn đều phục vụ cho bạn’.

Nguồn: Kate MacGowan, Metro

  • 2
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
1
Tiểu Thạch
Tiểu Thạchmột năm trước
Tâm Lý Học

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)