logo-maybe-vn
Mở app
Maybe Tâm Lý
Maybe Tâm Lýmột năm trước
Tâm Lý Học

Hội chứng Munchausen - Khi một người luôn tự nghĩ rằng bản thân có vấn đề nhằm nhận được sự quan tâm của người khác.

Munchausen’s syndrome là một hội chứng tâm lý học mà người mắc phải luôn giả vờ rằng bản thân mình có vấn đề nào đó về tâm lý và sức khoẻ. Họ thậm chí tự nghĩ ra các triệu chứng bệnh lý và tự tưởng tượng nó lên bản thân họ. Mục đích của những hành vi cố tình dựng lên này là để tạo ra một căn bệnh nào đó để họ nhận được sự quan tâm của người khác, để trở thành trung tâm của sự chú ý.

Tranh: Nicole Xu
Tranh: Nicole Xu

Hội chứng này được đặt tên sau khi một nhà quý tộc người Đức - Baron Mauchausen, ông trở nên nổi tiếng sau khi đem những “phát hiện” của mình ra công chúng. Hiện tại DSM-5 đã đổi tên hội chứng này thành "factitious disorder imposed on self” hay là “Rối loạn giả bệnh lên bản thân”.

Những hành vi này được thể hiện theo nhiều cách khác nhau, trong đó người mắc Munchausen thường sẽ:

- Liên tục giả vờ rằng mình có các triệu chứng bất thường về tâm lý, ví dụ như nói rằng họ nghe được những giọng nói từ hư vô hoặc một mực nói là họ nhìn thấy những điều không có thực.

- Dựng chuyện rằng mình có các vấn đề về sức khoẻ như là bị đau ngực, đau bụng, đau đầu chóng mặt quá mức. (Những triệu chứng rất khó để chẩn đoán)

- Cố tình tạo ra những vết thương, những căn bệnh, ví dụ như họ sẵn sàng chà bụi vào vết thương để cho nơi đó càng bị nặng thêm; hoặc sẵn sàng uống những chất gây độc hại để tạo ra những phản ứng độc lên dạ dày.

Họ luôn đột ngột thay đổi bệnh viện hoặc chỗ thăm khám bệnh nếu như bị phát hiện rằng họ đang nói dối.

Có nhiều người mắc hội chứng này thậm chí còn liên tục đi bệnh viện, họ đến bệnh viện liên tục từ ngày này qua tháng nọ với một danh sách dài những triệu chứng bệnh. Khi họ bị phát hiện ra rằng đang nói dối, họ sẽ tự động rời khỏi bệnh viện đó hoặc thậm chí là rời khỏi nơi ở hiện tại.

Đôi khi, người mắc hội chứng này bị nó điều khiển rất nhiều và ảnh hưởng tới cuộc sống của họ, vì nó làm cho họ thấy lúc nào cơ thể và tinh thần của họ cũng có vấn đề và cần được chú ý đến. Trong những trường hợp nghiêm trọng, họ còn làm tổn thương bản thân đến mức gây ảnh hưởng đến tính mạng, dù những hành vi đó là không cần thiết.

Nguyên nhân nào làm một người bình thường mắc phải hội chứng Munchausen?

Đây là một hội chứng phức tạp và rất khó để nhìn nhận trong xã hội, rất nhiều người từ chối điều trị hoặc được chẩn đoán từ bác sĩ, và không thể giải thích rõ ràng vì sao một người lại có những hành vi bất thường như vậy. Theo như những nghiên cứu khoa học xã hội hiện tại, có những nguyên nhân cụ thể có thể dẫn đến hội chứng tự nghĩ rằng mình có bệnh:

1. Bị sang chấn tâm lý hoặc bị những căn bệnh dày vò từ bé => dẫn đến việc người đó luôn cảm thấy mình cần phải dùng đến các phương pháp y tế và thuốc men.

Có thể từ bé người đó bị bố mẹ hoặc gia đình bỏ rơi về mặc cảm xúc, tinh thần, hoặc các vấn đề lạm dụng, đau khổ khác trong thời thơ ấu. Kết quả của những vấn đề này là người đó không thể gỡ bỏ những khúc mắc, những vấn đề với bố mẹ họ, khiến họ muốn tạo dựng những căn bệnh giả để gây sự chú ý.

Họ làm vậy vì họ tự ép mình phải trừng trị bản thân, họ làm đau chính mình vì sâu bên trong họ cảm thấy mình không có giá trị và không được yêu thương. Họ khao khát được chú ý từ người khác, muốn trở nên quan trọng và muốn chuyển trách nhiệm chăm sóc cơ thể và tinh thần của họ sang cho người khác.

Các nghiên cứu cũng chứng minh rằng những người từng phải chịu đựng điều trị lâu dài và nặng nề trong thời thơ ấu hoặc giai đoạn trưởng thành thường sẽ dễ mắc hội chứng Munchausen khi họ trưởng thành. Nguyên nhân gây ra việc này là do những kí ức cũ của họ luôn gắn liền với việc được chăm sóc sức khoẻ kĩ càng, khi họ lớn hơn, họ muốn được chăm sóc như vậy và nhận được những cảm xúc cũ, thế nên họ cần phải tạo ra một căn bệnh.

Họ cũng có nhu cầu mãnh liệt về việc thu hút được sự chú ý và quan tâm của người khác.

2. Rối loạn nhân cách => Một người có các hành vi và triệu chứng tâm lý bất thường. Trong đó:

- Rối loạn nhân cách chống đối xã hội (Anti-social personality disorder): người này muốn kiểm soát và làm khó các vị bác sĩ hoặc các cơ quan y tế, điều này khiến họ cảm thấy bản thân có sức mạnh và kiểm soát người khác.

- Rối loạn nhân cách đường ranh giới (Borderline Personality Disorder): người này gặp khó khăn trong việc điều khiển cảm xúc của mình, họ thường bị quấn giữa cảm xúc tiêu cực và tích cực.

- Rối loạn tính cách ái kỷ (narcissistic Personality Disorder): người này thường nghĩ rằng bản thân mình đặc biệt và sợ hãi rằng mình không có giá trị trong mắt người khác.

Những người này có thể có những cảm xúc và đánh giá không ổn định về chính bản thân họ, gặp khó khăn trong việc thiết lập các mối quan hệ với những người xung quanh. Việc nguỵ tạo bản thân đang không ổn là cách họ dùng để thu hút sự ủng hộ vô điều kiện từ người khác đối với họ, là cách để người khác chấp nhận con người họ.

Vậy hội chứng này được chữa trị theo cách nào?

Thực sự để hoá giải hội chứng này ở một người là rất khó, vì những người này thường sẽ không thừa nhận rằng bản thân họ có vấn đề, họ sẽ không hợp tác với bất kì kế hoạch chữa trị nào. Một số nghiên cứu đề xuất rằng các nhân viên chữa trị nên gián tiếp chỉ điểm với những người mắc bệnh rằng họ sẽ nhận được lợi ích nào đó nếu tìm đến bác sĩ tâm lý/tâm thần. Một số khác đề xuất rằng bác sĩ nên trực tiếp hỏi thằng tại sao những người mắc hội chứng này lại nói dối, liệu họ có đang stress hoặc đang lo lắng điều gì không? Một trong những mắc xích của người có hội chứng Munchausen chính là họ thường có vấn đề về tâm lý nhưng lại thường tìm đến để xem về các bệnh vật lý trên cơ thể.

Việc chữa trị một bệnh nào đó thường dựa trên sự tin tưởng giữa bác sĩ và bệnh nhân, nếu người bệnh không thành thật thì bác sĩ khó lòng chữa trị một cách ổn định cho họ.

Những phương pháp thường dùng là : tìm đến bác sĩ tâm thần, nhà trị liệu phân tâm, các chuyên gia tâm lý và dùng các phương pháp chữa bệnh cộng với phương pháp trị liệu nhận thức hành vi ( CBT). Theo trị liệu phân tâm, những người mắc chứng này sẽ phải tránh xa các chất gây nguy hiểm đến cơ thể cũng như tránh các việc nhập viện không cần thiết.

Liên hệ và kết nối với gia đình người bệnh cũng là một cách thường xuyên được sử dụng để chữa hội chứng này.

Ví dụ như gia đình nên hạn chế hoặc không tỏ thái độ lo lắng hay quan tâm khi người mắc bệnh có các hành vi nguỵ tạo.

Nguồn: NHS UK, Munchausen’s syndrome

Bài viết được đăng tải tại Maybe theo sự cho phép của Nguyễn Lê Hoài Thương

Psychology facts - Tâm lý học Việt Nam

  • 2
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
1
Maybe Tâm Lý
Maybe Tâm Lýmột năm trước
Tâm Lý Học

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)