Ngọn lửa cháy suốt 4000 năm không tắt, bất kể mưa hay gió
Nằm ở bán đảo Absheron của Azerbaijan, quốc gia có vị trí nằm ở ngã tư khúc giao giữa Đông Âu, Tây Á, một sườn đồi dài 10m có tên gọi là Yanar Dag, nghĩa là “sườn núi bốc cháy” từ hàng niên kỷ đã trở thành điểm thu hút các du khách thích khám phá.
“Ngọn lửa này đã cháy suốt 4000 năm và chưa bao giờ vụt tắt, bất kể mưa, tuyết hay gió." - Aliyeva Rahila cho biết. Chính những ngọn lửa không bao giờ tắt là nguyên nhân giúp Azerbaijan có mệnh danh là “vùng đất của lửa” - một đặc sản vô cùng hấp dẫn của quốc gia này.
Mang theo tâm trạng sợ hãi và cùng với đó là sự tò mò hứng thú, mỗi năm có đến hàng chục ngàn du khách đến đây để chứng kiến những ngọn lửa này. Thật ra, đây chính là hệ quả của nguồn dự trữ khí đốt tự nhiên dồi dào của Azerbaijan, đôi khi nó rò rỉ ra bề mặt đất giúp duy trì những ngọn lửa này. Vào thế kỷ 13, nhà thám hiểm người Ý Marco Polo đã từng viết về hiện tượng bí ẩn này khi ông có dịp đến đây. Không chỉ thế, các thương nhân trên con đường Tơ lụa cũng rất hứng thú truyền tay nhau về ngọn lửa kỳ lạ này. Đó cũng là lý do tại sao Azerbaijan được người xưa đặt biệt danh là “vùng đất của lửa”.
Những ngọn lửa như thế này đã từng tồn tại rất nhiều ở Azerbaijan, nhưng do hiện tượng giảm áp suất khí dưới lòng đất gây ra trở ngại trong việc khai thác khí đốt thương mại nên hầu như đã bị con người dập tắt. Có thể nói Yanar Dag là một trong số ít còn sót lại và cũng là ngọn lửa ấn tượng nhất. Từng có thời kỳ, những ngọn lửa này đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người Azerbaijan, biểu hiện qua tôn giáo Zoroastrian cổ đại ( Bái hỏa giáo ).
Đây là tôn giáo được thành lập ở Iran và được lưu truyền phát triển mạnh mẽ ở Azerbaijan trong thế kỷ 1 TCN. Đối với Zoroastrians, lửa thể hiện sức mạnh và cả mối liên kết giữa con người với thế giới siêu nhiên. Theo quan niệm của người xưa, lửa giúp thanh lọc, duy trì sự sống và là 1 phần quan trọng của sự thờ phụng. Aliyeva Rahila cho biết: “Từ thời xa xưa, người dân tin rằng vị thần của họ đang ở đây". Các nghi lễ đốt lửa ở địa điểm này có từ TK 10 hoặc sớm hơn. Cái tên Ateshgah bắt nguồn từ tiếng Ba Tư có nghĩa là ”ngôi nhà của lửa".
Năm 1975, ngôi đền trở thành bảo tàng và được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1998. Ngày nay, đền lửa Ateshgah tiếp đón khoảng 15.000 du khách đến tham quan mỗi năm.
- 0
- 0Bình luận