logo-maybe-vn
Mở app

SINH VIÊN NGÀNH HÀNG KHÔNG VŨ TRỤ MỚI 21 TUỔI TRỞ THÀNH “NHIẾP ẢNH GIA SĂN TÊN LỬA”

Gần đây, một sinh viên đại học đã chia sẻ kinh nghiệm và những tấm ảnh bắt khoảnh khắc tên lửa phóng lên bầu trời trong quá trình trở thành “nhiếp ảnh gia săn tên lửa” của mình, nhận được rất nhiều sự quan tâm của cư dân mạng. Cậu bạn “nhiếp ảnh gia săn tên lửa” trẻ tuổi sinh năm 2001 đó là Lý Quan Hàn. 

Lý Quan Hàn năm nay 21 tuổi, đang học chuyên ngành Hàng không vũ trụ tại Đại học Bách khoa Tây Bắc (Trung Quốc). Từ nhỏ, cậu bạn đã rất thích chơi máy bay giấy và nung nấu giấc mơ mang tên Ngành Hàng không vũ trụ.

Năm 2015, cậu còn từng đạt Quán quân khu vực Trung Quốc giải Vô địch máy bay giấy thế giới do Red Bull tổ chức. Sau khi thi đại học, mang trong mình lòng đam mê, Lý Quan Hàn quả quyết lựa chọn ghi danh chuyên ngành Hàng không vũ trụ. 

Lý Quan Hàn bắt đầu chụp các sự kiện phóng tên lửa từ tháng 4 năm 2021. Lúc đó, cậu bạn tham gia câu lạc bộ nhiếp ảnh của trường, vừa đúng dịp Module lõi Thiên Hà phóng vào vũ trụ.

Vậy là dưới sự gợi ý của chủ nhiệm câu lạc bộ, cậu bắt đầu nhen nhóm ý nghĩ đi chụp lại khung cảnh tên lửa phóng. Lý Quan Hàn nhớ như in lúc 11 giờ 24 phút ngày 29/4, mình bắt được giây phút tên lửa phóng lần đầu tiên tại trấn Long Lâu, huyện Văn Xương, tỉnh Hải Nam.

Khi ngọn lửa bùng lên dưới đuôi chiếc tên lửa xuất hiện trong kính ngắm máy ảnh của cậu, Lý Quan Hàn đã nhấn chụp đầy phấn khích, lưu giữ khoảnh khắc chiếc tên lửa bay lên bầu trời. “Lần đầu tiên đi chụp, sau khi quan sát và đánh giá, em ra khu gần đó rồi lên đỉnh một tòa nhà tìm vị trí đẹp để chụp, vậy nên tấm ảnh ra lò trông cũng khá tuyệt vời.”

“Lần thứ hai là vào tháng 7 năm nay, chụp cảnh Thiên Vấn phóng ở trên bờ biển. Lúc ấy địa thế thấp nên rất khó chụp. Về sau em còn nghe nói chắc cỡ 10 nghìn người ngắm tên lửa phóng trên bờ biển, tất cả khách sạn quanh Văn Xương đều hết sạch phòng.” - Lý Quan Hàn kể với phóng viên, khi đó cậu tới Văn Xương trước tận một tuần để chọn vị trí chụp ảnh. “Bởi vì thời tiết ở Hải Nam thay đổi rất nhanh nên dự báo thời tiết thường chẳng đúng là mấy. Chúng em thường dùng bản đồ mây vệ tinh quan sát lượng mưa, lượng mây, độ cao mây,... rồi phán đoán thời tiết.”

Lý Quan Hàn bày tỏ, có rất nhiều “nhiếp ảnh gia săn tên lửa” cũng mang thiết bị chuyên nghiệp tới bờ biển giống cậu bạn, “Không ngờ em vừa mới chụp có hai lần tên lửa phóng đã nhận được nhiều sự quan tâm vậy rồi. Bởi vì trong phương diện chụp tên lửa, em chỉ được tính là người mới, có rất nhiều nhiếp ảnh gia không bỏ qua một lần phóng tên lửa nào. Nhưng so với số lần nhiều ít, em theo đuổi tính thẩm mỹ và khung cảnh vượt ngoài sức tưởng tượng hơn. Có lẽ đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh em chụp nhận được sự quan tâm của mọi người.”

Điều khiến Lý Quan Hàn thấy nuối tiếc là, ngày 31/10 năm nay khi Module Mộng Thiên phóng vào vũ trụ, vì trường học đang phong tỏa nên cậu không thể tới nơi phóng tên lửa để chụp hình. “Em đã có cơ hội chụp hai lần phóng tên lửa trong dự án Trạm vũ trụ không gian, thật tiếc khi lần cuối không thể chụp được.”

Cậu bạn cũng bày tỏ: “Bây giờ càng ngày càng nhiều người có cơ hội ngắm phóng tên lửa cũng như khung cảnh chấn động khi tên lửa chuẩn bị lao lên bầu trời. Là một người chụp lại khoảnh khắc ấy, em sâu sắc cảm nhận được sự phát triển mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật của đất nước cũng như thế giới.”

  • 492
  • 1Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
204

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)