logo-maybe-vn
Mở app

Câu chuyện về tục lệ khủng khiếp được lưu truyền ở thời Tống (Trung Quốc): Giết người tế ma quỷ

Nhiều người thường mong ước rằng, nếu có thể du hành thời gian, họ sẽ chọn du hành tới thời Tống, thời đại mà văn chương phát triển rất mạnh mẽ để trở thành một nhà thơ lãng mạn. Tuy nhiên, điều mà họ không thể ngờ tới là ở thời đại này còn tồn tại một tục lệ vô cùng khủng khiếp, đó là tục giết người để tế ma quỷ. Sẽ có một tên trộm dùng cành cây đánh ngất bạn, sau đó móc gan bạn ra. Gan của bạn không được sử dụng để kiếm tiền, mà là để hiến tế cho ma quỷ.

Thực chất, tục lệ này vốn thuộc về tà phái thờ thần Lăng Tranh ở Phúc Châu, Giang Tây. Vụ án đầu tiên xảy ra khi một người đàn ông ở làng Phúc Châu đang đưa vợ về thăm nhà mẹ đẻ. Trên đường đi, người vợ bị hai người phụ nữ lạ mặt bắt cóc, bà bị chặt đầu, mổ bụng và moi gan. Sau khi bị bắt, hai người phụ nữ này thú nhận họ chỉ muốn lấy lá gan, vì cái đầu vô dụng nên họ quyết định chặt đi và vứt ở nơi không ai nhìn thấy. Họ cũng tiết lộ đây là nghi thức thờ thần Lăng Tranh trong giáo phái của mình.

Tuy nhiên, điều khiến mọi người không ngờ tới là hiện tượng giết người để hiến tế trên đã lan rộng khắp cả nước Tống trong hơn 300 năm. Các vị thần được hiến tế ngoài thần Lăng Tranh còn có thần Rắn, thần Một Sừng,...và đặc biệt chúng rất phổ biến ở khu vực phía Nam. Thậm chí ở một số nơi, người dân còn dùng thủ đoạn “mở nhà trọ đen” để lừa người vào trọ, đợi tới khi khách ngủ say thì giết chết nhằm lấy lá gan cúng thần linh.

Thần Lăng Tranh theo truyền thuyết dân gian
Thần Lăng Tranh theo truyền thuyết dân gian

Bành Thừa, một vị quan thời Bắc Tống, đã từng ghi lại câu chuyện về hủ tục hiến tế man rợ này trong nhật ký của mình. Chuyện kể rằng có một sĩ tử năm đó gấp rút lên kinh ứng thi, khi đến Sâm Châu, Hồ Nam, thấy trời đã tối nên đành phải tìm chỗ nghỉ tạm. May mắn thay trên đường đi tìm thì người này gặp được một bác nông dân vừa đi cày về, bác nông dân đã dặn vị sĩ tử kia: "Ở đây rất nhiều thú dữ, không thích hợp để đi lang thang vào ban đêm. Ở ngôi làng dưới kia có nhiều nhà dân, chủ nhà rất hiếu khách, cậu có thể nghỉ lại". Thậm chí người nông dân này còn tỏ ra rất hiếu khách, không chỉ dẫn đường cho vị sĩ tử kia mà còn đưa anh đến trọ ở ngôi nhà giàu có nhất trong làng.

Quả thực chủ nhà rất niềm nở, đối xử với vị sĩ tử rất tốt. Vào buổi tối, khi đã cơm no rượu say, lúc sắp sửa đi ngủ, một người hầu gái lạ mặt đã lẻn vào trong phòng nói với vị sĩ tử rằng: “Cái nhà này định giết ngươi để cúng ma quỷ". Vì quá sợ hãi, sĩ tử đã bỏ chạy ngay trong đêm và đi báo quan. Sau khi quan phủ tới điều tra mới phát hiện người nông dân tốt bụng kia chính là kẻ đồng lõa với chủ nhà giàu có này. Cả hai người họ chuyên giết người để cúng tế ma quỷ, trước kia cũng đã từng giết chết mấy chục mạng người. 

Như đã đề cập ở trên, vì sự phổ biến của phong tục này mà một ngành công nghiệp chuyên mua đi bán lại con người để làm vật hiến tế đã được khai sinh và phát triển vô cùng mạnh mẽ. Trong quyển sách "Tống Hội Yếu Tập Cảo" từng ghi lại chuyện trẻ em và phụ nữ khi bị bắt cóc đều bị móc mắt, cắt tai và mũi. Một khi bị bán đi, họ không chỉ bị mua làm nô lệ mà còn bị giết chết để hiến tế cho thần linh. Ở thời điểm đó, một lá gan dùng để hiến tế của con người có thể bán được tới năm mươi lượng vàng.

Đối với việc lựa chọn các nạn nhân, người Tống sẽ ưu tiên các sĩ tử trước, tiếp theo là nhà sư và cuối cùng là phụ nữ và trẻ em. Ngoài ra, những đứa trẻ sinh đôi cũng khá được "ưu ái". Vào cuối thời nhà Tống, nhà thơ Châu Mịch đã kể lại câu chuyện hiến tế có liên quan tới trẻ song sinh trong cuốn "Dậu Tân Tạp Thức" như sau. Theo Châu Mịch, ở gần nhà ông lúc bấy giờ có một người phụ nữ đang mang thai, hàng ngày thường ra đồng đưa cơm cho chồng. Một lần nọ khi đi ngang qua cửa ngôi miếu, bà bầu đã gặp được một ông thầy bói. Thầy bói nói bụng bà to lắm, nhất định bà sẽ sinh đôi. 

Người đàn bà hỏi làm sao mà ông biết được, thầy bói lại kêu bà lè lưỡi ra cho ta xem. Bất ngờ thay, lúc người phụ nữ kia thè lưỡi ra, tên thầy bói đã cắt lưỡi bà, sau đó đánh ngất và bắt cóc đem đi bán. Sau khi bị bán, người phụ nữ xấu số đã bị mổ bụng bắt mất cặp song sinh. Bào thai bị nướng thành sáp, sau đó được đem dâng lên thần linh. Câu hỏi đặt ra là tại sao ở thời nhà Tống lại cho phép lan truyền một phong tục kinh khủng và dã man như vậy?

Theo một học giả thời nhà Tống thì phong tục trên là tàn dư từ thời cổ đại. Đối với một xã hội có tầng lớp nô lệ thì việc giết người để hiến tế cho ma quỷ là hiện tượng khá phổ biến. Thậm chí cho tới thời điểm hiện tại, khi tiến hành khai quật khu di tích Ân Khư từ thời nhà Thương, không ít nhà sử học phát hiện ra vô số những chiếc "hố hiến tế" với xương trắng phủ kín bên trong. Thậm chí, chiếc kiềng ba chân bằng đồng có hình đầu người cũng xuất hiện ở một trong những hố hiến tế này.

Cùng với tiến bộ của thời đại, hiện tượng giết người để cúng tế đã giảm dần, tuy nhiên tàn dư vẫn còn đó. Ví dụ như vào thời Chiến Quốc từng phổ biến một phong tục gọi là "kết hôn với Hà Bá", tức là giết các cô gái trẻ để hiến tế cho thần sông. Trong cuốn sách "Ngụy thư-Ngụy lang truyện” cũng ghi: “ Ở Hoài Nguyên có một ngôi nhà thờ tổ, chuyên dùng phong tục man rợ là giết người để cúng tế". 

  • 0
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
0

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)