logo-maybe-vn
Mở app

Những bức hình cùng câu chuyện ám ảnh đằng sau nó (P1)

Sau quầy nước

Bức ảnh do nhiếp ảnh gia của tờ Jackson Daily News chụp ngày 28/03/1963. Tại quầy nước dành cho người da trắng ở cửa hàng bách hóa Woolworth, Jackson, một toán người đang xúm lại hạ nhục 3 người từ trái sang là giáo sư ngành xã hội học John Salter Jr. cùng hai sinh viên Joan Trumpauer và Anne Moody. Họ là nhóm biểu tình đến từ trường ĐH Tougaloo dành cho người da đen, nòng cốt trong phong trào đòi quyền công dân ở Mississippi. Nhóm đang bị những người da trắng thóa mạ bằng cách đổ tương, mù tạt, đường lên đầu.

Bức vẽ của Terezka

Bức ảnh đầy ám ảnh và kỳ lạ này được ghi lại bởi nhiếp ảnh gia vĩ đại của TK20, David Seymour, tại nhà tình thương dành cho trẻ bị chấn thương tâm lý ở Warsaw năm 1948. Đề tài hôm ấy là vẽ ngôi nhà, trong khi những đứa trẻ khác vẽ ngôi nhà bình thường thì Terezka - vốn lớn lên ở trại tập trung lại có ý niệm khác về “nhà”. Không ai hiểu được ý nghĩa trong nét vẽ của cô bé nhưng nỗi hãi hùng và nỗi đau mà em chịu đựng vẫn còn hằn sâu trong đôi mắt.

Người mẹ 5 tuổi

Lina Medina (sn 1933) khi mới 5 tuổi đã nhập viện vì bụng đột nhiên to quá đà. Qua các xét nghiệm các bác sĩ mới hốt hoảng phát hiện ra em mang thai 7 tháng. Medina từ khi mới sinh đã mắc hội chứng dậy thì sớm, tức chức năng sinh dục phát triển trước tuổi và có khả năng mang thai. 2 tháng sau Lina sinh ra một bé trai hoàn toàn khỏe mạnh đặt tên là Gerardo. Thế nhưng câu hỏi nhức nhối vẫn còn đó: Ai là người đã xâm hại cô bé đến mang thai? Ban đầu giới chức trách đã bắt giữ cha ruột cô bé nhưng sau đó thả ra vì không có chứng cứ.

Tuổi thơ của Lina vì thế cũng bị đảo lộn với báo giới và các chương trình TV săn đón hòng moi thông tin. Thế nhưng, gia đình cho đến tận ngày nay giữ nguyên quy tắc không tiếp xúc báo giới. Lina lớn lên bình thường, thông minh và sau đó đã lấy chồng và sinh con thứ hai vào năm 39 tuổi.

Quản lý khách sạn đổ acid xuống hồ bơi để đuổi người da đen

Bức ảnh nổi tiếng chụp bởi Horace Cort, minh chứng cho thời kỳ đấu tranh dân quyền gian khổ năm 1964. Trong hình là nhóm khách da đen lẫn da trắng trong bể bơi khách sạn Monson Motor Lodge, nơi treo bảng hồ chỉ dành cho người da trắng. 7 ngày trước khi xảy ra vụ việc, Martin Luther King đã bị bắt vì bước vào nhà nghỉ này sau khi ông bị mời khỏi nhà hàng trực thuộc khu vực khách sạn. Để biểu tình ôn hòa, một nhóm người da đen quyết định bơi trong bể bơi dành cho người da trắng ở đây. Nhóm khách da trắng trong hình cũng là những người ủng hộ đã trả tiền phòng và mời họ xuống hồ cùng. Quản lý nhà nghỉ Jimmy Brock đã đổ axit xuống bể hòng phá đám nhóm người.

Bi kịch bên bờ biển

Sáng mùa xuân năm 1954, nhiếp ảnh gia tờ Los Angeles Times, John Gaunt đang ngồi ở trước hiên ngôi nhà bên bờ biển của ông khi nghe tiếng hàng xóm hét lên “Có chuyện ngoài biển rồi!”. Theo bản năng nghề nghiệp, ông vơ lấy máy ảnh và chạy ra biển. Tại đó, một cặp vợ chồng đang hoang mang, bởi con gái 19 tháng tuổi của họ đang ngồi chơi ngoài sân mà thoắt cái đã bò ra biển và biến mất giữa làn nước.

Bức ảnh xuất hiện trên trang nhất tờ Los Angeles Times và thắng giải Pulitzer.

Bước nhảy tới tự do

Từ sau Thế chiến II, Đức bị chia thành 4 khu vực chiếm đóng và điều kiện sống mỗi nơi không giống nhau. Từ năm 1949-1961, 2.5 triệu người bỏ chạy khỏi Đông Đức, hay còn gọi là khu Soviet. Phe Soviet quan ngại và lãnh đạo Đức Walter Ulbricht ngăn chặn dòng người vượt biên bằng cách dựng rào chắn dây kẽm gai. Nhân vật trong hình là anh lính biên phòng 19 tuổi Hans Conrad Schumann, anh nói mình không muốn phải sống trong vây bọc nên đã nhảy qua rào, khiến đám đông phía Tây Đức vô cùng hào hứng. Bức ảnh nhanh chóng được chụp lại và trở thành biểu tượng của tự do. Về phần Hans, anh chỉ muốn được sống bình lặng, danh tiếng từ bức ảnh chỉ mang lại phiền phức cho anh. Đáng buồn thay, Hans đã tự sát vào năm 1998. 

Lính Soviet quấy rối một phụ nữ Đức

Dù tự bức ảnh đã nói lên vấn đề nhưng cũng cần cung cấp một chút ngữ cảnh để bạn đọc hiểu thêm động lực thúc đẩy sự việc. Trong hình là cảnh hai binh sĩ Liên Xô đang quấy rối công khai một phụ nữ Đức, gần khu vực Sảnh Tây của ga cuối đường sắt trung tâm Leipzig Hauptbahnhof. Đây không phải một sự việc đơn lẻ mà tình trạng cưỡng bức hàng loạt đã xảy ra sau khi Đức thua trận và Liên Xô chiếm đóng một phần đất nước này. Theo các nhà sử học, hành vi này như kiểu “ta là người chiến thắng và ta có quyền”. Tội ác hèn hạ này không chỉ gây ra bởi lính Liên Xô mà còn các phe khác. Ước tính 2 triệu phụ nữ Đức đã bị hành hạ dưới tay lính Liên Xô, một số bị cưỡng bức tới 60-70 lần.

  • 0
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
0

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)