Khám phá một hành trình dài của ảnh phim cùng Paper Shoot
1. Điểm bắt đầu
Trước năm 1907, nếu muốn có một bức ảnh màu, về cơ bản bạn phải tô màu nó bằng cách sử dụng các loại thuốc nhuộm và sắc tố khác nhau. Tuy nhiên, hai anh em người Pháp là Auguste và Louis Lummière đã cách mạng hóa tất cả những điều này. Họ đã thay đổi toàn bộ quá trình bằng một phương pháp được gọi là “ Autochrome Lumière”
Hai anh em đã sử dụng hạt nhuộm tinh bột khoai tây và dung dịch nhạy cảm với ánh sáng, chúng có thể tạo ra màu sắc trong nhiếp ảnh cổ điển mà không cần thêm màu. Mặc dù khó sản xuất và hơi tốn kém, quy trình này vẫn rất phổ biến đối với các nhiếp ảnh gia nghiệp dư.
Đến năm 1935, hãng Kodak tung ra màu Kodachrome ban đầu được phát triển bởi hai nhạc sĩ Leopold Mannes và Leopold Godowsky. Từ đó, Kodachrome giúp cho việc chụp ảnh màu trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn. Dần dần kỹ thuật Autochrome Lumière trở nên lỗi thời nhưng nhiều người vẫn sử dụng rộng rãi ở Pháp cho đến những năm 1950.
Những bức ảnh được chụp bằng kỹ thuật Autochrome thường mang hiệu ứng mờ ảo với màu sắc nhạt, đặc biệt trong các khu vực ánh sáng mở như bầu trời. Chính vì thế mà người ta hay gọi kỹ thuật này là “màu của những giấc mơ”. Chất lượng theo trường phái ấn tượng như trong mơ có thể là một trong những lý do đằng sau sự phổ biến lâu dài của kỹ thuật này suốt một thời gian dài dù các kỹ thuật chụp màu sau đó đã ra đời. Vẻ đẹp của autochrome phụ thuộc phần lớn vào quá trình chứ không phải do bất kỳ sự can thiệp cá nhân nào của nhiếp ảnh gia, người mà vai trò của họ chỉ giới hạn trong bố cục thay vì thao tác. Từ đó, khiến các nhiếp ảnh gia tiếp cận gần hơn đến sự sống động của màu sắc.
2. Điểm kết thúc
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, phim màu Kodachrome cũng bị bỏ lại bởi nhiếp ảnh kỹ thuật số, hiện trở thành cách chụp phổ biến nhất trên thế giới. Khi giới nhiếp ảnh dần chuyển sang sử dụng máy kỹ thuật số thì vào năm 2010, Kodachrome đã được cho ngừng sản xuất kết thúc 74 năm huy hoàng của mình, để lại nhiều tiếc nuối với những kẻ yêu kỹ thuật chụp hình này. Với cơn sốt chụp ảnh kỹ thuật số bùng nổ thời điểm đó, khiến ta vô tình khép lại cánh cửa ảnh phim.
Dù vậy kỹ thuật Autochrome Lumière vẫn được nhắc tới và tôn vinh bởi nếu không có những người tiên phong giai đoạn đầu như Auguste và Louis Lummière, những tiến bộ trong công nghệ nhiếp ảnh hiện đại không thể diễn ra.
3. Một hành trình dài
Con người chúng ta đã có một chặng đường thật sự rất dài để đạt đến kỹ thuật nhiếp ảnh ngày hôm nay. Một hành trình từ lúc những bức hình màu đầu tiên xuất hiện đến sự phổ biến của những bức ảnh chụp bằng máy ảnh kỹ thuật số, hơn 100 năm để ta thấy được những bức ảnh ở hiện tại. Với khao khát có thể tái hiện được một cách chân thật nhất thế giới xung quanh, những kỹ thuật mới xuất hiện, bị bỏ lại, đi vào quên lãng và nhường chỗ cho những thứ khác hiện đại hơn.
Nhưng có một sự thật là nhu cầu của con người chưa bao giờ đứng yên, và tất cả mọi thứ luôn bị thay thế theo thời gian. Ta đã từng thích thú trước những bức ảnh phim mờ ảo rồi cho đến những bức ảnh kỹ thuật số rõ nét. Và giờ đây khi xung quanh được tái hiện một cách quá rõ nét, con người ta quay về lại với những thứ hoài cổ. Những thước ảnh phim mờ ảo, mang dấu ấn của thời gian. Một điều gì đó khiến ta tìm lại thứ đã từng làm trái tim ta thổn thức giữa sự ồn ã của cuộc sống hiện đại.
Càng trưởng thành, con người càng nảy sinh lòng hoài niệm về quá khứ, về tuổi trẻ. Con người thường sẽ cảm thấy hạnh phúc khi được sống lại trong những ký ức của hôm qua. Một chiếc máy Paper Shoot được ra đời, lưu giữ những kỷ niệm nhỏ nhặt của cuộc sống, là khoảnh khắc ta chỉ cần “tách” mà không nghĩ quá nhiều. Không cần phải cố gắng căn chỉnh mọi thứ một cách hoàn hảo, một cảm xúc trọn vẹn là thứ Paper Shoot mang lại.
Suy cho cùng, ta làm rất nhiều thứ chỉ để thỏa mãn cảm xúc của bản thân. Bởi khi chụp hình, bản thân ta cần phải được thỏa mãn đầu tiên. Nó phải thỏa mãn cái thú vui của bản thân, cái xúc cảm của chính mình trước khi ta có được sự đồng cảm của những người xung quanh.
- 1
- 0Bình luận