logo-maybe-vn
Mở app
Trần Ái Vi
Trần Ái Vimột năm trước
Earth

Bức xạ Chernobyl gây ra sự biến đổi màu sắc ở ếch

Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng những con ếch đen có số lượng lớn hơn nhiều so với những đồng loại có màu vàng của chúng trong các hệ sinh thái bị ảnh hưởng bởi bức xạ ở Chernobyl. Nghiên cứu được công bố ngày 29 tháng 8 trên tạp chí Evolution Applications phát hiện ra rằng loài ếch cây phía đông (Hyla orientalis) có nhiều sắc tố melanin sẫm màu hơn kể từ khi sống sót sau vụ tai nạn hạt nhân năm 1986 ở Ukraine.

Bức xạ có thể làm biến đổi vật liệu di truyền của các sinh vật sống và tạo ra các đột biến không mong muốn. Tuy nhiên, một trong những chủ đề nghiên cứu thú vị nhất ở Chernobyl là cố gắng phát hiện xem một số loài có thực sự thích nghi để sống với bức xạ hay không. Cũng như các chất ô nhiễm khác, bức xạ có thể là một yếu tố chọn lọc rất mạnh, tạo điều kiện cho các sinh vật có cơ chế tăng khả năng sống sót của chúng trong khu vực bị ô nhiễm chất phóng xạ.

Vào ngày 26 tháng 4 năm 1986, một lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Ukraine đã phát nổ, phun ra các chất phóng xạ trong bán kính 18 dặm (30 km).

Pablo Burraco, tác giả chính của nghiên cứu và là nhà sinh vật học của Trạm sinh học Doñana ở Seville, Tây Ban Nha chia sẻ: “Vụ tai nạn Chernobyl giải phóng năng lượng gấp khoảng 100 lần năng lượng do bom hạt nhân ở Hiroshima và Nagasaki giải phóng”.

Các quan chức đã sơ tán cư dân khỏi khu vực ô nhiễm sau thảm họa và thiết lập một khu vực loại trừ rộng 1.040 dặm vuông (2.700 km vuông). Trong nhiều thập kỷ kể từ đó, khu vực bị bỏ hoang đã trở thành nơi trú ẩn của động vật hoang dã. Burraco và nhóm của ông muốn tìm hiểu cuộc khủng hoảng hạt nhân đã thúc đẩy quá trình tiến hóa ở các loài động vật sống ở đó như thế nào.

Sau khi nghiên cứu hơn 200 con ếch đực có môi trường sống trải rộng trên 12 ao nuôi khác nhau trong khu vực ô nhiễm phóng xạ, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng trung bình 44% có màu sẫm hơn so với những con bên ngoài Chernobyl.

Lý do đằng sau hiện tượng này là lượng melanin cao trong da ếch đã tăng cao để che chắn chúng khỏi bức xạ.

Burraco cho biết: “Melanin được biết là có khả năng bảo vệ chống lại bức xạ vì nó có thể tránh sản sinh ra các gốc tự do do tác động trực tiếp của các hạt phóng xạ lên tế bào. Bức xạ có thể gây ra stress oxy hóa và làm hỏng các cấu trúc cần thiết cho sự sống như màng tế bào hoặc thậm chí DNA”.

Các tế bào ở loài ếch sáng màu hơn bị bắn phá với mức độ bức xạ sát thương cao hơn, khiến chúng chết với tỷ lệ cao hơn so với các tế bào tối màu hơn của chúng. Sau vụ nổ, những con ếch tối có khả năng sống sót cao hơn, nghiên cứu kết luận.

Các nhà nghiên cứu cũng tìm kiếm những tác động tiêu cực tiềm ẩn của lượng melanin dư thừa đối với những con ếch đen sau thảm họa Chernobyl. Họ phát hiện ra rằng giống như ở các loài khác, bao gồm một số loại nấm, da có sắc tố sẫm màu hơn không gây hại cho sức khỏe tổng thể của các loài lưỡng cư và thực sự giúp bức xạ ion hóa, ngăn các phân tử ion hóa xâm nhập vào tế bào và làm hỏng chúng.

  • 3
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
0
Trần Ái Vi
Trần Ái Vimột năm trước
Earth

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)