logo-maybe-vn
Mở app
daisy
daisy2 năm trước
Trốn Tìm

MỐI GẮN KẾT TRÁNH NÉ (AVOIDANT ATTACHMENT) - VÌ SAO CÓ NHỮNG NGƯỜI VẪN ỔN SAU NHIỀU CUỘC TÌNH TAN VỠ?

 Có lẽ không có nhiều người có thể chuẩn bị kỹ càng cho việc đón nhận một mối tình tan vỡ. Nền tảng của tình yêu vốn là sự chia sẻ, tin tưởng và gần gũi, và ràng buộc với đó là tinh thần sẵn sàng chịu tổn thương. Cho dù mối tình ấy kết thúc như thế nào, nó có thể ít nhiều mang lại cho bạn nỗi đau buồn và trống rỗng, và bạn cần có thời gian để hoàn toàn quên đi tình cũ.Trong cuộc sống thường ngày, những rắc rối trong mối quan hệ tình cảm không phải lúc nào cũng được giải quyết trong vỏn vẹn vài tiếng đồng hồ hay là có kết thúc gọn gàng giống như trên phim ảnh. Tuy vậy, vẫn có nhiều người có thể dễ dàng quên đi đoạn tình cảm từng rất sâu đậm và nhanh chóng quen người mới như thể họ không cần thời gian để quên đi nỗi đau sau chia tay. Những người này có thể đang mang trong mình mối gắn kết tránh né (avoidant attachment).

LÝ DO NÀO GIẢI THÍCH CHO VẤN ĐỀ NÀY

Nhiều người khát khao có được tình yêu và sự quan tâm nhưng họ lại thấy rằng đem lòng yêu ai đó không phải là một lựa chọn tốt. Có thể là vì khi còn bé, họ mong cầu có được sự chú ý của người lớn nhưng lại bị cự tuyệt, từ đó họ không hiểu được thế nào là tình yêu, hoặc không tin tưởng vào tình yêu. Tâm lý của họ nảy sinh mối gắn kết tránh né để tự bảo vệ bản thân khỏi những tổn thương.

Những người mang gắn kết tránh né có xu hướng kìm nén mong muốn gần gũi với người khác. Họ cố gắng quên đi mong muốn được yêu để bản thân không phải chịu tổn thương. Theo đó, những người có kiểu tính cách này sẽ gặp trở ngại trong việc xây dựng một mối quan hệ vì bởi vì họ thấy khó khăn trong việc phải tin tưởng hay tâm sự với người khác. Trong tâm trí của họ, tình cảm càng ràng buộc, càng sâu sắc thì nguy cơ bị tổn thương càng lớn. Họ dần dần quen với việc khép chặt trái tim, tự tạo nên một lớp phòng vệ xung quanh mình, nhờ đó tránh được cảm giác “thất tình”.

1. NỖI SỢ ĐÁNH MẤT ĐI SỰ TỰ DO

Với những người mang mối gắn kết tránh né, họ khao khát những sự kết nối về tinh thần với người khác nhưng lại sợ mất đi sự tự do được làm chính mình. Bởi vì luôn ở trong trạng thái phòng vệ, họ sợ rằng bản thân khao khát quá nhiều, đồng thời cũng e ngại bản thân không thể đáp ứng mong muốn của người khác. Thậm chí, họ còn mong bị người yêu chia tay trước để có thể thoát khỏi cảm giác tội lỗi và chấm dứt sự gò bó của bản thân, lấy lại sự tự do ban đầu.Họ có thể dễ dàng chấp nhận việc chấm dứt một mối tình đẹp, thậm chí còn thoải mái và hạnh phúc hơn rất nhiều sau khi chia tay. Bên cạnh đó, việc bắt đầu một mối tình mới được xem như một cách để quên đi cảm giác tổn thương và đau khổ sau khi chia tay.

Xem thêm về vấn đề quen một người để lấp đầy khoảng trống sau khi chia tay trong tập 15 của Trốn Tìm podcast: https://www.youtube.com/watch?v=ngE4i1DA2hs

2. TỪ CHỐI TÌNH YÊU ĐỂ NÉ TRÁNH TỔN THƯƠNG

NGUYÊN NHÂN SÂU XA ĐẾN TỪ QUÁ KHỨ

Vì đã bị khước từ tình cảm thời thơ ấu, người mang gắn kết tránh né có tâm lý e ngại trước tình yêu, nghĩ rằng bản thân không xứng đáng có được tình yêu. Dường như trong đầu họ đã được thiết lập một cơ chế để né tránh tình yêu, tự nhủ rằng bản thân chỉ có thể dựa dẫm vào chính mình. Họ không muốn phụ thuộc vào người khác ở bất kì khía cạnh nào vì sợ phải chịu đau khổ nếu bị người đó cự tuyệt. Thậm chí khi họ được người khác quan tâm, săn sóc, họ vẫn tự thuyết phục rằng tình yêu đó không có thật, cố tìm lấy lí do nào đó để gạt bỏ cảm giác cần người kia bên cạnh.

Mỗi khi cơ chế né tránh tình yêu xuất hiện, họ sẽ tập trung nghĩ về những khuyết điểm của đối phương hay những điều ở người kia mà họ không vừa ý, nhằm ngăn cản bản thân khỏi sự mong cầu tình yêu từ đối phương. Nhờ vậy mà khi chia tay, họ có thể quên đi tình cũ một cách dễ dàng.

HỌ LUÔN TẠO CHO MÌNH MỘT LỚP PHÒNG VỆ BÊN NGOÀI

Các mối quan hệ và tương tác xã hội của họ chỉ dừng lại ở mức độ “ngoài bề mặt”, khó trở nên sâu sắc, từ đó những người xung quanh có cảm giác như đang “đụng phải một bức tường” khi tiếp xúc với họ. Họ có xu hướng hẹn hò với một người mà ngay từ đầu họ thấy rằng đó không phải là người mà họ muốn gắn bó cả đời, vì thế họ sẵn sàng chọn các mối quan hệ mập mờ, những mối quan hệ theo kiểu friends with benefits hay tình một đêm. Họ tin rằng tình yêu vĩnh cửu không hề tồn tại, rằng sẽ không có ai gắn bó cùng họ mãi mãi, giống như cách họ đã mất niềm tin vào bố mẹ - những người không thể cho họ tình thương và sự quan tâm cần thiết.Những người mang gắn kết tránh né bước vào tình yêu một cách đầy phòng vệ và không quan tâm đến chuyện mai sau. Họ có xu hướng tránh né thể hiện sự gần gũi và đụng chạm thân mật: không nắm tay hay ôm ấp, không nói những câu thân mật như “Anh yêu em”, không muốn trả lời những câu hỏi về tương lai của mối quan hệ, và từ chối phản hồi lại cảm xúc của người kia. Dường như chính bản thân họ cũng tưởng rằng mình đang yêu rất sâu đậm, nhưng thực ra họ luôn chừa cho mình một lối thoát - một khoảng trống bên trong trái tim - để sẵn sàng rút lui trong trường hợp họ cảm thấy tâm lý có khả năng bị tổn thương nặng nề.

Follow Trốn Tìm Podcast trên Youtube để xem nhiều hơn về chủ đề tình yêu và tâm lý học: https://www.youtube.com/c/MaybePodcastVN

Nguồn: https://bit.ly/3COkkOA

MỐI GẮN KẾT TRÁNH NÉ (AVOIDANT ATTACHMENT) - VÌ SAO CÓ NHỮNG NGƯỜI VẪN ỔN SAU NHIỀU CUỘC TÌNH ...
MỐI GẮN KẾT TRÁNH NÉ (AVOIDANT ATTACHMENT) - VÌ SAO CÓ NHỮNG NGƯỜI VẪN ỔN SAU NHIỀU CUỘC TÌNH ...
  • 0
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
0
daisy
daisy2 năm trước
Trốn Tìm

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)