logo-maybe-vn
Mở app

SỰ KIỆN "THÂY MA CẮN NGƯỜI" GÂY CHẤN ĐỘNG THÀNH ĐÔ (TRUNG QUỐC) NĂM 1995

Sự kiện này đã thực sự gây ra một sự chấn động chưa từng có vào thời điểm đó. Mặc dù phần lớn sự việc này chỉ giới hạn ở “tin đồn”, nhưng nhiều người đã chuẩn bị tinh thần cho những thây ma có thể ập đến tấn công bất cứ lúc nào với suy nghĩ "thà tin còn hơn không". Thời điểm đó, dư luận xôn xao đến mức giáo viên yêu cầu học sinh nhanh chóng về nhà sau giờ học, phụ huynh không cho các em ra ngoài, thậm chí có người còn đặt một chiếc búa hay vật gì đó để xua đuổi tà ma bên cạnh gối, để sẵn sàng chiến đấu chống lại thây ma bất cứ lúc nào.

Câu chuyện về thây ma ở Thành Đô

Người ta kể rằng vào năm 1995, đội khảo cổ học Thành Đô đã đào được 3 xác chết cổ đại gần đền Vũ Hầu, sau này được xác nhận là từ thời nhà Thanh. Do các bên liên quan không giám sát chặt chẽ, 3 xác chết cổ vừa được tìm thấy đã biến mất ngay trong đêm hôm đó. Và chỉ vài ngày sau khi chúng biến mất, có 5 thây ma xuất hiện ở Thành Đô, trong đó có 3 thây ma này. Chúng có những chiếc răng sắc nhọn, gặp ai sẽ cắn người đó. Một số người bị thây ma cắn chết ngay tại chỗ, trong khi những người khác trở thành thây ma giống như họ, tiếp tục cắn người trong trạng thái hoàn toàn mất ý thức. 

Vào thời điểm đó, nhiều người chứng kiến cảnh thây ma cắn người đáng sợ này. Đối mặt với sự kinh hoảng của dân chúng, chính phủ áp dụng biện pháp trấn áp, đài truyền hình đứng ra bác bỏ tin đồn, cho rằng đây chỉ là tin đồn thất thiệt. Nhưng không lâu sau, có tin tức cho biết những thây ma này đều đã bị "giết chết". Ai đó đã đốt thây ma bằng súng phun lửa, mỗi thây ma đều có những vết cháy xém trên cơ thể. Sau đó chúng được mang đi chôn cất, nhưng không ai biết được chôn cất ở đâu, tin tức đã bị phong tỏa triệt để. Do đó, mặc dù câu chuyện về thây ma này đã gây ra một cơn chấn động lớn trong xã hội, nhưng cuối cùng đã kết thúc do sự can thiệp của chính phủ.

Trong vài năm đầu sau khi cải tạo sông Phù Nam, những vụ án mạng kỳ quái thường xuyên xảy ra, nhiều người đã tự tử bằng cách nhảy xuống sông tại đây. Mặc dù sông không hề sâu, nước chảy không xiết nhưng đã có người không may bị rơi xuống nước chết đuối. Sau đó, có tin đồn rằng đã có một đợt bùng phát thây ma ở sông Phù Nam ở Thành Đô, và các đài truyền hình đã bác bỏ tin đồn. Nhưng người ta nói rằng những xác chết được vớt lên có những vết bỏng nặng trên cơ thể, nghĩa là không phải rơi xuống sông chết đuối mà là bị thiêu chết, khiến nhiều người liên tưởng đến súng phun lửa được dùng để đánh bại lũ thây ma bất khả chiến bại đó. Cảnh sát tiến hành điều tra nhưng vô ích. Không ai có thể biết được mối quan hệ giữa những thây ma thời nhà Thanh xuất hiện ở Thành Đô và những người chết bí ẩn ở sông Phù Nam.

Chính phủ Trung Quốc tiết lộ sự thật về sự kiện thây ma Thành Đô năm 1995

Không có thây ma nào ở Thành Đô vào những năm 1995-1997, đều chỉ là tin đồn truyền miệng. Sự thật là một người họ Lâm ở thị trấn Bình An, sau khi con chó dữ của anh ta bị bệnh dại, đã cắn chết con lợn anh ta nuôi. Người đàn ông họ Lâm đã làm thịt con lợn bị cắn đó và cùng ăn với cả gia đình. Đêm đó, cả nhà đổ bệnh, có triệu chứng toàn thân phát sốt, nóng ran, da đỏ lên, thấy người là cắn. Có hai đứa trẻ và một cụ già đã bị cắn bị thương. 

Hôm sau, người thân và hàng xóm dẫn họ xuống khám bệnh ở Thành Đô, đi ngang qua đình Hòa Giang, nhà họ Lâm lại phát bệnh, nhìn thấy người liền cắn, có rất nhiều người bị thương. Ban đầu, người bị cắn không biết mình đã lây bệnh, một số người bị lây đã chết, một số thì tiếp tục đi cắn người khác. Cuối cùng, mọi người tìm thấy một số xác chết đã bị cắn chết, người ta đồn rằng chúng là thây ma hút máu và câu chuyện được đăng trên báo.

Vụ án cắn người ở đình Hòa Giang, Thành Đô được đưa lên truyền hình. Vì người bệnh chịu lạnh và mặc quần áo dày, bị đồn thổi thành thây ma thời nhà Thanh. Tin tức lan truyền, gây náo động cả Thành Đô. Các nhân viên truyền thông được huy động số lượng lớn để giải quyết tin đồn lan truyền trên mạng, nhưng sau đó thì mọi việc cũng dần dần lắng xuống. 

Bệnh này được người dân địa phương ở Long Tuyền gọi là "bệnh lợn điên". Kể từ đó, sự bùng phát của vi khuẩn Streptococcus suis (Liên cầu khuẩn lợn) ở Tứ Xuyên vào năm 2005 khiến người dân hoang mang. Trong một thời gian dài đeo khẩu trang và không ăn thịt lợn, ngành dịch vụ ăn uống đã bị ảnh hưởng nặng nề. Thành Đô thắt chặt kiểm soát thịt lợn, thịt lợn không rõ nguồn gốc bị cấm vào thành phố.

  • 3
  • 4Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
4

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)