logo-maybe-vn
Mở app
Hà Đào
Hà Đào2 năm trước
Trốn Tìm

TẠI SAO LẠI TỒN TẠI DẠNG TÂM LÝ: CÀNG THÍCH LẠI CÀNG MUỐN TRÁNH XA?

Liệu bạn có từng có suy nghĩ rằng, cách duy nhất để giữ cho tình yêu được vẹn toàn là phải tránh xa người mình muốn gần gũi không? 

Với nhiều người, việc được ở bên cạnh người mình thích khiến họ cảm thấy căng thẳng và lo âu. Họ sợ mình không đủ tốt, sợ khi mình bộc lộ bản thân ra sẽ khiến đối phương chán ghét, dẫn đến tình cảm không còn được tốt đẹp như trước nữa. Nhiều lúc sự căng thẳng và sợ hãi đó lên tới đỉnh điểm, ngoài việc tránh xa người đó ra thì họ không biết làm sao để bản thân thoát khỏi cảm xúc tiêu cực đó.

Điều này dẫn tới một số người gặp trở ngại trong việc xây dựng những mối quan hệ nhất định, thậm chí là không thể dùng con người thật của mình để giao lưu cùng người khác. Trong tâm lý học, xu hướng này được gọi dưới cái tên “Rối loạn nhân cách tránh né” (Avoidant personality disorder/Anxious personality disorder). 

Rối loạn nhân cách tránh né là một trạng thái không bình thường của nhân cách, có đặc điểm chung là sự ức chế về mặt xã hội, tự đánh giá thấp bản thân và rất nhạy cảm đối với nhận xét không tốt từ người khác đối với mình. Đây là một dạng trong nhóm bệnh rối loạn nhân cách. Đối với một số tác giả, AvPD là một kiểu ám ảnh sợ xã hội lan tỏa. Người bệnh bị nghèo nàn trong các mối quan hệ, họ thường chỉ có vài người bạn, ít tham gia vào các hoạt động chung.- Wikipedia

Rối loạn nhân cách tránh né cản trở họ trong việc xây dựng mối quan hệ
Rối loạn nhân cách tránh né cản trở họ trong việc xây dựng mối quan hệ

NGƯỜI CÓ XU HƯỚNG NÉ TRÁNH TRONG TÌNH YÊU VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ - HỌ ĐÃ TRẢI QUA ĐIỀU GÌ?

Ngay từ khi còn nhỏ, những người mang xu hướng né tránh đã không nhận được đủ tình yêu, sự quan tâm, chăm sóc từ cha mẹ hay những người thân yêu của mình. Dần dần họ quen với việc bản thân không được yêu thương, họ học cách dồn nén cảm xúc và suy nghĩ của mình để không bị người ngoài thấy được sự cô đơn và thèm khát được yêu thương của mình.

Vì vậy mà khi có người khơi gợi ra những điều mà từ lâu họ đã cố gắng che giấu, những người này sẽ không thể thoải mái đón nhận và đáp trả lại. Suy nghĩ “Mình không đủ tốt, sẽ không ai thích được mình cả” luôn ám ảnh lấy họ mỗi khi họ bắt đầu một mối quan hệ nào đó, đặc biệt là với tình yêu.

Họ quen và thậm chí còn không nhận ra khi mình tiếp xúc với người khác, mình đã “đóng giả” thành một con người không phải là bản thân - một người mà sẽ không phải phơi bày mình ra cho đối phương thấy. Dù đã “đóng giả” thành người khác như một thói quen, nhưng với tình yêu, dường như họ không thể giữ được sự bình tĩnh và quen thuộc đó nữa. Họ sợ rằng những tổn thương đầu đời của mình sẽ lại lặp lại khi họ bắt đầu bộc lộ khao khát được yêu thương, được thấu hiểu cho người khác biết. Dẫu biết rằng tình yêu chỉ là tình yêu khi ta được bộc lộ bản ngã của mình, được sống thật với những cảm xúc và tình cảm của mình dành cho đối phương; thì với những người mang xu hướng tránh nhé, họ sợ hãi điều đó tột cùng. Sợ rằng khi mình tháo bỏ lớp mặt nạ đó xuống rồi thì sẽ bị từ chối, cười nhạo, để rồi đánh mất đi người mà mình thương.

Họ đóng giả thành 1 con người khác, 1 nhân cách khác khi ở trong 1 mối quan hệ
Họ đóng giả thành 1 con người khác, 1 nhân cách khác khi ở trong 1 mối quan hệ

KHÔNG CẦN PHẢI HOÀN HẢO RỒI MỚI XỨNG ĐÁNG CÓ ĐƯỢC TÌNH YÊU

Vì những năm đầu đời họ thường xuyên bị từ chối, không được yêu thương và không được đánh giá cao nên họ đã hình thành luồng tư tưởng muốn được yêu thì phải trở nên hoàn hảo. Nhưng họ sâu sắc hiểu được rằng bản thân họ không thể nào trở nên hoàn hảo được, và thế là họ chọn giữ khoảng cách, bởi họ tin rằng càng gần gũi với đối phương thì đối phương sẽ càng thấy rõ được khuyết điểm của họ, rồi đối phương sẽ bị vỡ mộng.

Dù làm vậy họ sẽ không bao giờ có được tình yêu từ người đó, nhưng miễn là được ở cạnh bên người mình yêu thì họ cũng đã hài lòng chấp nhận rồi.

Thiên tài của nhân loại còn có tật xấu, có ai trên đời này là hoàn hảo? 

VẬY PHẢI LÀM SAO ĐỂ HỌ MỞ LÒNG VÀ ĐÓN NHẬN TÌNH YÊU?

  • Yêu bằng chính con người thật của mình

Nếu khi gặp người bạn thích, ở bên cạnh họ khiến bạn căng thẳng, lo lắng,... hãy cứ chấp nhận điều đó. Nó là một phần của con người bạn và nó chẳng có gì đáng xấu hổ để bạn phải che giấu cả. Nếu cố chấp trở thành một con người khác chỉ để làm hài lòng đối phương, “yêu lành mạnh” không phải là từ để dành cho mối quan hệ của hai bạn rồi.

Bạn có thể xem thêm cách để yêu lành mạnh tại chương trình Trốn Tìm podcast: https://www.youtube.com/watch?v=3BBTnS3rbdM&t=469s 

Ngoài ra, nếu bạn thừa nhận những cảm xúc trên của bản thân thì mới có thể tìm ra được giải pháp, cũng giống như bạn phải biết mình bị bệnh thì mới uống thuốc được. Đây cũng là thời điểm để bạn vượt qua bóng ma tâm lý của chính mình. Bạn có thể học cách viết ra những cảm xúc tiêu cực nếu không biết chia sẻ với ai như lời khuyên của khách mời Cảnh Luân trong tập 11 của Trốn Tìm podcast: https://www.youtube.com/watch?v=8ojChtEsHFU 

  • Đừng cố gắng xây dựng một hình tượng hoàn hảo chỉ để chứng minh rằng bạn xứng đáng được yêu thương.

Một mối quan hệ bình đẳng và một tình yêu lành mạnh sẽ không bắt bạn phải chứng minh rằng bạn xứng đáng được yêu. Chúng ta chấp nhận những khuyết điểm của nhau và cùng nhau sửa đổi để hoàn thiện hơn - đây mới chính là cách vận hành của cuộc sống này.

  • Học cách yêu bản thân, trân trọng con người thật của mình

Vấn đề cốt lõi của chuyện vì sao ta sợ tiếp xúc với người mình thích là vì chính ta cũng không thật sự thích bản thân, không hề có sự tự tin vào nó. Nhưng rõ ràng rằng, mỗi chúng ta đều là một con người thật đặc biệt trên thế giới này, không ai giống chúng ta và chúng ta cũng chẳng giống ai cả. Liệu bạn có nghĩ rằng, nếu như mình dám thể hiện con người thật của mình ra thì biết đâu mình cũng nhận lại một chút gì đó thật lòng không?

Tựu chung, rối loạn nhân cách tránh né và sợ hãi giao tiếp xã hội về cơ bản là giống nhau, đều là vì bạn cho rằng mình không đủ tốt để nhận được tình yêu. Bạn không cần phải hoàn hảo để làm gì cả, đừng vì không thể trở nên hoàn hảo mà chán ghét, che giấu con người thật của mình.

Hãy học cách yêu bản thân hơn nữa
Hãy học cách yêu bản thân hơn nữa

Động lực lớn nhất trong cuộc sống là được làm chính mình, ngoài ra thì sống hết mình và yêu hết mình, yêu lành mạnh cũng rất quan trọng đấy!

Nguồn: Psychological facts - Tâm lý học và Xã hội học Việt Nam

  • 1
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
1
Hà Đào
Hà Đào2 năm trước
Trốn Tìm

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)