logo-maybe-vn
Mở app
Hà Đào
Hà Đào2 năm trước
Trốn Tìm

GIẢI MÃ TÂM LÝ CỦA TUESDAY - VÌ SAO LUÔN VÔ TÌNH HOẶC CỐ Ý “ĐẬP CHẬU CƯỚP HOA”? (PHẦN 1)

Bạn có bao giờ thắc mắc vì sao có những người chỉ thích làm kẻ thứ ba trong tình yêu để cướp hạnh phúc từ tay người khác không?

“Tuesday” trong tình yêu thường có các đặc điểm giống nhau

Nhà nghiên cứu Goldberg (1992) đã từng thực hiện một nghiên cứu dựa trên các bài kiểm tra “Mô hình tính cách 5 yếu tố” (Big Five Personality Model) và “7 mô hình quyến rũ trong tình dục” (Schmitt & Buss, 2000). Qua đó chỉ ra đặc điểm chung của những người thích làm “Tuesday” thường có các đặc điểm giống nhau như:

- Disagreeable: Đây là kiểu tính cách hay hoài nghi và dễ bất mãn với người khác. Họ coi trọng bản thân hơn việc để ý đến mọi người cảm nhận như thế nào.

- Unconscientious: Họ hay hành động một cách tự phát, vô thức và không suy nghĩ trước về kết quả/hậu quả của việc đó.

- Unfaithful: Không chung thuỷ, không đáng tin cậy.

- Erotophilic: Họ đều “thoáng” và thoải mái khi nói về chuyện tình dục.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng bài viết này không quy chụp tất cả những người có đặc điểm tương tự trên đều trở thành kẻ thứ 3. Các nghiên cứu trên chỉ ra những đặc điểm chung thường thấy, không phải tất cả mọi người đều sẽ như vậy.

Xem thêm những câu chuyện về người thứ 3 tại Trốn Tìm podcast: https://www.youtube.com/watch?v=_wvUzDzIHfs&t=73s 

Kẻ thứ 3 trong tình yêu thường là những người thiếu đi sự đồng cảm với người khác…

Trong tâm lý học, thuyết gắn bó giải thích rằng con người chúng ta thường có xu hướng sẽ thể hiện tình cảm và các hành vi của mình dựa trên mối quan hệ của ta với bố mẹ khi còn nhỏ. Vì vậy một người mà ngay từ khi còn bé đã phải trải qua sự thiếu an toàn, không đầy đủ tình yêu thương và luôn sợ hãi mình sẽ bị bỏ lại trong hầu hết các mối quan hệ - họ thường thiếu đi sự đồng cảm trong cuộc sống sau này.

Cũng bởi vì đặc điểm trên mà những người này thường sống theo chủ nghĩa độc tôn bản thân khá cực đoan - mặc kệ cảm xúc của người khác để đạt được sự thỏa mãn trong mình. Họ sẵn sàng làm những chuyện mà biết chắc nó sẽ gây ra tổn thương, như trở thành “tuesday” trong một cuộc tình.

Dù biết chắc mình sẽ gây tổn thương cho người khác nhưng họ vẫn chấp nhận làm tuesday
Dù biết chắc mình sẽ gây tổn thương cho người khác nhưng họ vẫn chấp nhận làm tuesday

Sự đồng cảm này có thể giải thích thông qua phân tâm học của Freud: Khi một người luôn bị những ám ảnh tổn thương đeo bám trong quá khứ, họ sẽ tự biến bản thân thành nạn nhân trong những mối quan hệ sau này. Họ luôn có những lời nói tiêu cực ám ảnh bên trong tâm trí, khiến nó điều khiển hành vi và suy nghĩ của họ.

Như Nam Cao đã từng viết: “Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu?”. Không những vậy, những người này còn hay ghen tị bởi những điều tốt đẹp mà người khác có được, họ muốn bản thân cũng sở hữu được nó và bằng mọi giá phải có được nó - họ nghĩ mình xứng đáng nhận được như vậy sau những gì bản thân đã phải chịu đựng trước giờ.

Tâm lý “Nhiều người lại thích ăn những thứ đồ ăn ngon mà không thích tự nấu” trong tình yêu và hôn nhân

Có những người mà họ lại có suy nghĩ như thế này “Tại sao lại phải tốn công tìm người yêu trong khi tôi có thể cướp được từ người khác?”. Thế nên tuesday muốn chen chân vào một mối quan hệ bởi họ thấy được ở đối tượng chắc chắn sẽ là một người có kinh nghiệm và chức năng của một người yêu, người bạn tình tốt - trong khi họ lại chẳng tốn công sức để “đào tạo” ra người đó.

Ngoài ra, tâm lý muốn cướp hạnh phúc từ tay người khác của tuesday có thể liên quan đến 1 lý thuyết khác rằng: Trong tiềm thức họ luôn khao khát được sửa lại kết cục của những điều trong quá khứ mà vốn họ không có khả năng làm khác đi vào lúc ấy.

Chính điều này khiến họ liên tục muốn làm những điều có thể mang lại cảm giác họ đã vượt qua được quá khứ đó. Ví dụ như một đứa bé có người bố hoặc mẹ bỏ đi khi nó còn nhỏ, đứa trẻ sẽ có cảm giác như mình đang bị bỏ rơi vậy. Và trong quá trình trưởng thành khi những cảm giác vứt bỏ đó lại xuất hiện trong lòng, người đó sẽ diễn giải ra rằng chỉ khi làm một người rời bỏ người yêu/bạn đời của mình thì họ mới đang được yêu và không là đồ bỏ đi. Nó khiến họ nghĩ rằng chỉ khi mà một người chấp nhận từ bỏ tình yêu hoặc hôn nhân của mình để theo tuesday, thì mới chứng minh được rằng họ xứng đáng với thứ tình cảm “cuồng nhiệt” dưới mác tình yêu đó.

Họ chọn làm tuesday để vượt qua cảm giác trong lòng mình - cảm giác
Họ chọn làm tuesday để vượt qua cảm giác trong lòng mình - cảm giác "bị bỏ rơi" khi còn bé

Thường thì người thứ 3 có lòng tự trọng, sự nhận thức và yêu thương giá trị của bản thân rất thấp. Sự tự tôn chỉ thực sự là nó khi bạn biết coi trọng bản thân, biết tự tin về con người thật của mình, biết tin tưởng vào giá trị đạo đức, vào lý tưởng sống của bản thân và yêu thương trân trọng những điều làm mình hạnh phúc.

Bạn có thể xem thêm bài viết về sự cần thiết của lòng tự trọng trong tình yêu và hôn nhân tại Trốn Tìm podcast: https://bit.ly/3fitAkI 

Không loại trừ khả năng nhiều tuesday muốn chen chân vào mối quan hệ vốn đã “đủ” người chỉ vì vật chất. Đó cũng là tùy vào cách một người định nghĩa giá trị cuộc sống, nếu họ cho rằng tiền bạc, vật chất mới là thứ mang lại sự an toàn và hạnh phúc cho họ thì cũng dễ hiểu khi họ sẵn sàng đánh đổi tất cả, kể cả lòng tự trọng của bản thân để có được sự hạnh phúc ấy.

Ở phần tiếp theo của bài viết, chúng ta sẽ cùng bàn luận về câu chuyện người thứ 3 này dưới nhiều góc nhìn đa dạng hơn nữa để có thể đưa ra kết luận rằng: Người thứ 3 đáng thương hay đáng trách?

Nguồn: Psychological facts - Tâm lý học và Xã hội học Việt Nam

  • 2
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
1
Hà Đào
Hà Đào2 năm trước
Trốn Tìm

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)