logo-maybe-vn
Mở app
leo
leo2 năm trước
Movie

Tạo hình da màu của Nữ hoàng Charlotte trong Queen Charlotte: A Bridgerton Story liệu có theo sát lịch sử

Netflix gần đây đã tung ra tạo hình thời trẻ của Nữ hoàng Charlotte trong loạt phim sắp ra mắt Queen Charlotte: A Bridgerton Story. Loạt phim mới được mong đợi sẽ xoay quanh Nữ hoàng Charlotte với sự tham gia của nữ diễn viên d.a m.à.u India Amarteifio trong vai Nữ hoàng Charlotte thời trẻ. Trong hình ảnh được Netflix tung ra, Nữ hoàng Charlotte xuất hiện trong y phục sang trọng với áo choàng cùng loạt trang sức vương miện.

Nữ hoàng Charlotte có tên Sophia Charlotte chào đời ngày 19-5-1744 tại thành phố Schloss Mirow nước Đức. Vốn xuất thân trong một gia đình danh gia vọng tộc, nàng là con gái của Charles Louis Frederick, Công tước xứ Mecklenburg-Strelitz. Năm 1761, khi mới 17 tuổi, Sophia đính hôn với Vua George III của nước Anh theo "thỏa ước hôn nhân" được anh trai bà là Công tước Adolf Frederick IV ký với nhà vua trẻ. Dẫu sao cuộc hôn nhân được sắp đặt giữa Hoàng hậu Charlotte và Vua George III cũng được nhiều sử gia xem là thành công bởi tình cảm hai người dành cho nhau là có thật.

Hoàng hậu Charlotte là người phụ nữ đầy tài năng, bà thông thạo cả tiếng Đức, tiếng Pháp và tiếng Anh. Hoàng hậu cũng nổi tiếng là con người của nghệ thuật, khoa học và thiện nguyện với sự thông tuệ, hiểu biết và mối quan tâm mà bà dành cho những vấn đề của châu Âu. Bà thường chia sẻ những suy nghĩ của mình với người anh trai thân thiết là Công tước xứ Duke II. Bà đã viết cho anh hơn 400 bức thư nói về những suy nghĩ của mình về chính trường Anh và nhiều vấn đề khác trong cuộc sống chốn cung điện. Hoàng hậu Charlotte cũng được coi là một nhà thực vật học nghiệp dư, bà bố trí khuôn viên Cung điện St. James như một nông trại với rất nhiều luống rau và cây cối. Điều mà Hoàng hậu Charlotte quan tâm nhất chính là những công việc thiện nguyện. Bà đã lập nên nhiều trại trẻ mồ côi và năm 1809, bà đã trở thành nhà bảo trợ cho Bệnh viện Đa khoa London, bệnh viện phụ sản đầu tiên của Anh. Bệnh viện này sau đó được đổi tên thành Bệnh viện Hoàng hậu Charlotte và Chelsea để tưởng nhớ những đóng góp to lớn của bà.

Tuy nhiên những cố gắng của bà không nhận được sự ủng hộ và thiện cảm từ toàn bộ các thành viên gia đình hoàng gia và nhất là mẹ chồng, Công nương Augusta bởi bà quan niệm hẹp hòi rằng đám cưới này hoàn toàn không môn đăng hộ đối bởi gốc gác gây tranh cãi của Hoàng hậu.

Những thành viên hoàng gia châu Âu, kể cả gia đình Hoàng gia Anh và đặc biệt là những người sống trong thế kỷ 18 hoặc trước đó thường tìm mọi cách để bảo toàn dòng máu hoàng gia "thuần khiết" bằng cách kết giao với những gia đình hoàng gia khác. Vì vậy, những bàn tán về gốc gác của Hoàng hậu Charlotte luôn là đề tài tốn nhiều giấy mực.

Nếu bạn google Nữ hoàng Charlotte của Mecklenburg-Strelitz, bạn sẽ nhanh chóng bắt gặp một nhà sử học tên là Mario de Valdes y Cocom, người đã tìm hiểu về dòng dõi của nữ hoàng trong cuốn phim tài liệu Frontline năm 1996 được chiếu trên kênh PBS cho biết rằng có bằng chứng cho thấy Hoàng hậu Charlotte kế thừa huyết thống của những người d.a m.à.u trong một gia đình Hoàng gia Bồ Đào Nha. Mặc dù hoàng hậu Charlotte là người Đức, nghiên cứu của De Valdes y Cocom cho thấy hoàng hậu kế thừa huyết thống trực tiếp của một chi hệ gia đình hoàng gia Bồ Đào Nha, có họ với Margarita de Castro e Souza, một phụ nữ quý tộc Bồ Đào Nha thế kỷ thứ 15 cách biệt 9 đời.

Năm 2009, Stuart Jeffries ở tờ The Guardian đã viết bài về Nữ hoàng Charlotte rằng, dòng họ de Castro e Souza bắt nguồn từ vua Alfonso III ở thế kỷ thứ 13 và người vợ lẽ Madragana của ông, là một người Blackamoor. De Valdes y Cocom cho rằng với truyền thống hôn nhân cận huyết kéo dài hàng thế kỷ của các gia đình hoàng gia, thực tế Hoàng hậu Charlotte và Margarita de Castro y Sousa chỉ cách nhau 6 đời. Tuy nhiên, theo Giáo sư Ania Loomba, chuyên nghiên cứu các vấn đề về dòng dõi và chủ nghĩa thuộc địa, làm việc tại Đại học Pennsylvania, khái niệm "Blackamoor" (hiểu theo nghĩa đen là người Moor d.a m.à.u) chủ yếu dùng để miêu tả người Hồi giáo, vì vậy, khái niệm ấy "không hẳn là để chỉ những người d.a m.à.u".

De Valdes y Cocom tiếp tục đưa ra tranh luận trong “The Blurred Racial Lines of Famous Families” (Ranh giới chủng tộc mập mờ ở những gia đình nổi tiếng) trên trang PBS Frontline: Qua lời kể của người đương thời với hoàng hậu Charlotte, vẻ ngoài của bà “có diện mạo châu Phi không thể nào nhầm lẫn”. Baron Christian Friedrich Stockmar, nhà vật lý học hoàng gia, miêu tả Hoàng hậu Charlotte là người "có gương mặt nhỏ và tròn, đặc trưng của những người lai da trắng và d.a m.à.u". Nhà văn Walter Scot thậm chí còn nói rằng nước da của Hoàng hậu Charlotte "không trắng lắm". Những người ủng hộ giả thuyết này dẫn chứng các bức vẽ chân dung của Hoàng hậu Charlotte, đặc biệt là những bức vẽ thể hiện chất gen châu Phi của bà. Nhiều bức chân dung nổi tiếng nhất của Hoàng hậu Charlotte được vẽ bởi Allan Ramsay, một họa sỹ nổi tiếng và là một người theo chủ nghĩa bãi nô mạnh mẽ.

Nhưng Desmond Shawe-Taylor, một nhà giám định tranh, từng nghiên cứu rất nhiều bức vẽ Hoàng hậu Charlotte, cho rằng hầu hết các bức chân dung của hoàng hậu đều cho thấy bà một nàng dâu hoàng gia với nước da trắng sáng điển hình, và không hề có chút gì dính dáng đến gốc gác d.a m.à.u. Tuy nhiên, có một thực tế là hầu hết các họa sỹ thường không hoàn toàn "trung thực" trong các bức vẽ về hoàng gia. Họ sẵn sàng loại bỏ những chi tiết mà họ cho là không được ưa chuộng hay không hợp thời. Người d.a m.à.u thường gắn với tầng lớp nông nô, vì vậy việc vẽ một hoàng hậu của nước Anh với dáng vẻ gợi nhớ tới người d.a m.à.u thực sự là một điều cấm kỵ.

Tuy nhiên, De Valdes y Cocom cho rằng Ramsay là một người hoàn toàn khác biệt. Họa sĩ này nổi tiếng là người "tả thực" trong các tác phẩm của mình, và hơn hết ông là một tiếng nói mạnh mẽ của chủ nghĩa bãi nô. Vì vậy, de Valdes y Cocom cho rằng họa sĩ Ramsay sẽ không loại bỏ những "nét châu Phi" của Hoàng hậu Charlotte, mà ngược lại, ông ấy có thể thực sự đã càng khắc họa chúng rõ nét hơn vì lý do chính trị.

Nhà sử học Kate Williams nói: “Nếu Nữ hoàng là người d.a m.à.u, thì điều này làm dấy lên rất nhiều gợi ý quan trọng về không chỉ gia đình hoàng gia của chúng ta mà còn của hầu hết châu Âu, vì con cháu của Nữ hoàng Victoria trải rộng trên hầu hết các gia đình hoàng gia của châu Âu. Nếu Nữ hoàng Charlotte là người d.a m.à.u thì Nữ hoàng Victoria và toàn thể hoàng gia cũng sẽ được coi là người gốc d.a m.à.u". Kate Williams và nhiều nhà sử học khác rất nghi ngờ về lý thuyết của Valdes. Họ tranh luận rằng khoảng cách thế hệ giữa Charlotte và tổ tiên châu Phi được cho là của Nữ hoàng là quá lớn nên đề xuất này thật sự vô lý. Hơn nữa, ngay cả bằng chứng cho thấy Madragana là người d.a m.à.u cũng chưa đủ độ tin cậy.”

Có thể mọi người cảm thấy gia đình hoàng gia sẽ bị đe dọa nếu được cho thấy rằng họ có tổ tiên châu Phi? Nhà sử học hoàng gia Hugo Vickers nói: "Tôi hoàn toàn không nghĩ như vậy. Sẽ không có gì phải xấu hổ cả. Những lý thuyết ấy không khiến tôi cảm thấy đáng tin nhưng ngay cả khi nó là sự thật, thì nó cũng không quá quan trọng hơn đối với gia đình hoàng gia của chúng tôi. Điều này chắc chắn sẽ không cho thấy rằng chúng tôi là người d.a m.à.u.".

Mặc dù gặp phải những tranh cãi về gốc gác nhưng không thể phủ nhận sự tài năng và những di sản bà đã để lại suốt những năm tháng trị vì. Cùng chờ đón phần phim tiền truyện về vị Nữ hoàng trong Queen Charlotte: A Bridgerton Story.

  • 1
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
1
leo
leo2 năm trước
Movie

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)