logo-maybe-vn
Mở app
iammie
iammie2 năm trước
Trốn Tìm

Tình yêu kiểu hội chứng tâm lý Stockholm | Giải mã lý do không thể rời bỏ người luôn khiến mình đau khổ?

Tình yêu đi kèm hội chứng Stockholm là một trong những motip không còn lạ lẫm trong tiểu thuyết hay các bộ phim ngôn tình theo kiểu “ngược nhau tả tơi đầy đau khổ” nhưng vẫn reo rắc đầy ngọt ngào cho khán giả. Rõ ràng mối quan hệ kiểu này không được coi là yêu lành mạnh nhưng nhiều người vẫn chần chừ và dây dưa mãi không thể rời bỏ. Dưới góc độ tâm lý học, có thể giải mã như nào về vấn đề này?

Tâm lý học - Nguồn gốc của hội chứng Stockholm 

Vô lý: Nạn nhân mà lại đi bênh vực cho kẻ gây tội? Tất cả được giải thích thông qua hội chứng tâm lý học Stockholm!

Vậy nguồn gốc xuất hiện của hội chứng nghe có phần ngược đời này là gì? 

Hội chứng Stockholm được bắt nguồn từ vụ cướp ngân hàng nhiều năm về trước ở Thuỵ Điển. Sau vài ngày bị giam bắt những nhân viên nhân hàng, khi được giải cứu và được cảnh sát yêu cầu cung cấp thông tin về kẻ cướp thì những người này lại tỏ ra không hợp tác. Ngược lại, họ luôn hết mình che giấu và bảo vệ cho những tên cướp đó. 

Nguyên nhân giải thích cho hội chứng này là: Khi đặt con người vào trong những tình thế sợ hãi hay hoảng loạn, chỉ cần kẻ hành hạ thể hiện ra một hành động “ổn", thể hiện sự nương tay hoặc có phần “tử tế" (Như trong trường hợp vụ cưới thì hành động ổn được nạn nhân giải mã là đã “không hành hạ", “không giết họ"). Khiến nạn nhân dần xuất hiện cảm giác cảm thông và thương cảm dành cho băng đảng cướp ngân hàng, hình thành hội chứng Stockholm muốn bảo vệ họ tưởng chừng rất khó hiểu. 

Tư vấn tình yêu - Giải mã lý do không thể rời bỏ người luôn khiến mình đau khổ?

Tương tự như câu chuyện cướp ngân hàng, trong mối quan hệ yêu đương, hội chứng Stockholm không phải là hiếm thấy. Đó cũng là một trong những góc khuất tình yêu - điểm mù mà người trong cuộc khó nhận ra được Trốn Tìm Podcast đề cập trong một tập trò chuyện cùng chủ đề. 

Nguyên lý cơ bản của hình thức này là một bên luôn cố “làm tròn” vai của người đáng thương, kẻ “bị hại” hay kiểu người bị bỏ rơi đầy cô đơn và thiếu thốn tình cảm dẫn đến thô lỗ và không biết cách cư xử. 

Từ đó mà gây dựng cho bạn một niềm tin ảo, đầy cảm giác thành tựu như: Bạn là “người đặc biệt", ngoài bạn ra không ai đủ bao dung hay yêu thương để chịu đựng được hắn. Rồi bạn quan trọng ra sao, bạn sẽ có cảm giác bản thân là người bội bạc, máu lạnh như nào nếu rời đi. Rồi là lời cầu xin khẩn thiết đừng bỏ hắn hoặc thiếu bạn thì cuộc đời hắn sẽ bất hạnh như thế nào?... etc

Bản năng làm mẹ của người phụ nữ luôn tồn tại vô cùng mạnh mẽ. Vì thế, đứng trước hoàn cảnh thiếu may mắn, họ luôn muốn che chắn và bảo bọc cho đối thương. Nhưng sự thấu cảm này nếu không tỉnh táo thì cũng rất dễ bị dẫn dắt và thao túng khiến chúng ta bỏ quên bản thân, quên đi logic thông thường mà nhận thức, đánh giá hành vi sai trái của đối phương. 

Hội chứng Stockholm từ đó đã khiến nhiều người vì yêu mà dễ dàng tha thứ cho lỗi lầm của người mình yêu, mặc kệ người đó có xu hướng thao túng và kiểm soát quá lớn, thậm chí là còn sử dụng tác động vật lý không chỉ một mà rất nhiều lần với mình.

Bạn chính là nạn nhân bị b.ạo h.ành vừa đáng thương nhưng cũng đáng trách, rơi mãi vào vòng luẩn quẩn trong cái gọi là “tình yêu” này. Vì không ai khác, chính bạn là người đã “dễ dàng" cho phép đối phương hành xử sai trái với mình hết lần này đến lần khác. 

Người mang hội chứng Stockholm có sẵn sàng để từ bỏ?

Hẳn là sẽ rất khó… Bởi ngoài kia sẽ có vô số người như này: 

1. Hôm qua vừa bị hứng chịu những lời mắng mỏ, nhục mạ thậm tê, hôm nay đã được ôm ấp, tặng quà dỗ dành. Hôm qua vừa bị đánh đập bầm dập, ngày mai đã được nhận quần áo, váy vóc đẹp đẽ. 

Hoặc đơn giản hơn chỉ là một câu xin lỗi theo kiểu “Em biết tính anh mà, anh nóng tính, anh cũng không muốn làm thế, nhưng anh thực sự yêu em, mong em tha thứ" … Và thế là lại chấp nhận tha thứ và lại dồn hết yêu thương người đó tha thiết. 

2. Một hình thức khác là bạo hành trong công việc và kinh tế. Vì mong muốn của đối phương buộc bạn phải đánh đổi giữa sự nghiệp mà bạn mất bao công sức phấn đấu. Rồi mất đi khả năng độc lập, kiếm tiền của mình chỉ để trở thành một con mèo nhỏ ngoan ngoãn ở nhà vun vén cho gia đình nhỏ và đều đặn ngửa tay nhận tiền chu cấp. Nhiều người ở ngoài coi đó là yên ổn, an phận và thậm chí là “hạnh phúc". 

Nhưng thực sự, trong mối quan hệ yêu lành mạnh, người ta sẽ không bắt bạn phải đánh đổi một thứ gì cả. Bởi khi bạn bị động về công việc và tài chính hay không thể tự quyết định hành vi kèm vật chất của chính mình thì sự dựa dẫm của bạn đã hoàn toàn để vào đối phương. Để khi sực tỉnh, hiểu được thực tại, muốn rời bỏ, lại thấy không còn lối thoát rồi. Vì kể từ khi bạn thỏa hiệp, bạn đã tự tay cắt đi đôi cánh của chính mình!

Vậy có nên khuyên người thân nếu họ đang mắc kẹt trong hội chứng Stockholm và giải pháp cho họ là gì? Xem thêm tại https://www.youtube.com/c/MaybePodcastVN để cùng nghe các host của chương trình thảo luận về “Tình yêu kiểu hội chứng tâm lý Stockholm" này nhé!

Nguồn tham khảo: https://lostbird.vn/suc-khoe/tam-ly/tai-sao-nguoi-ta-khong-the-roi-bo-mot-nguoi-luon-khien-ho-dau-kho-va-hoi-chung-tam-ly-stockholm-1172048.html?fbclid=IwAR2dRK3JejhZBr120m5o2vlXnjLd4bN3Wk89aQgXUimreUPhQ6ZmJYQ6ZBA

  • 1
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
2
iammie
iammie2 năm trước
Trốn Tìm

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)