TƯ VẤN TÂM LÝ | BÀN VỀ NỖI SỢ PHẢI “THUỘC VỀ” MỘT NGƯỜI
Có bao giờ bạn gặp một người mà ở thời gian đầu của mối quan hệ, họ tỏ ra vô cùng hào hứng và tràn đầy vui vẻ. Nhưng rồi rất nhanh sau đó, họ lại đẩy mối quan hệ của cả hai ra xa khi hai bạn vừa có dấu hiệu chớm nở?
Nếu câu trả lời là “Có” thì bạn không phải là người duy nhất đâu, bởi trong một báo cáo cho biết, hơn 5.2% người trẻ Mỹ chịu ảnh hưởng bởi “Rối loạn nhân cách né tránh” (avoidant personality disorder). Những người này gặp phải vấn đề trong việc phát triển một tình yêu lành mạnh bởi với họ, việc phải tin tưởng hay chia sẻ những tâm sự trong lòng là điều quá khó khăn, họ không thể làm được. Vì sâu thẳm bên trong tâm hồn, việc phải có sợi dây liên kết sâu sắc với đối phương trong một mối quan hệ tức là họ đang trao cho người đó cơ hội được phép làm tổn thương mình. Những người này đã quen với việc cô đơn quá lâu, lâu đến mức họ dần dần coi đó là một phần của con người mình.
HỌ CĂNG THẲNG KHI PHẢI ĐỐI DIỆN VỚI CẢM XÚC TRONG TÌNH YÊU VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ XUNG QUANH
Cho dù là nam hay nữ, những người mang xu hướng né tránh luôn cảm thấy căng thẳng về mặt cảm xúc trong các mối quan hệ. Dù là với gia đình, bạn bè hay tình yêu, họ đều có thể thực hiện hành vi né tránh này với bất cứ ai. Dường như trong đầu họ đã được thiết lập một cơ chế rằng: Chỉ có thể dựa dẫm vào chính mình. Dù là vấn đề gì, nhu cầu thế nào, bản thân họ luôn nghĩ họ là người duy nhất có thể giải quyết và đáp ứng.
Trong quá trình trưởng thành, họ đã dần quen với việc phải tự đứng vững trên đôi chân của mình thay vì nhờ vả sự giúp đỡ từ người khác. Và cũng vì vậy mà khi có một người xuất hiện trong cuộc đời họ với mong muốn được dựa dẫm tình cảm, được đáp ứng nhu cầu, họ sẽ cảm thấy không thoải mái và muốn khước từ. Những người này thường không thích việc phải tự định nghĩa và đánh giá cảm xúc của chính mình. Điều quan trọng là họ không những từ chối việc trao tình yêu cho người khác mà còn không thích việc người đó làm điều tương tự như vậy với mình.
Ngay cả việc gọi tên cảm xúc của chính mình họ còn không thể, thì khi gặp một người yêu cầu họ phải giải đáp những câu hỏi và đòi hỏi được đáp lại, họ sẽ cảm thấy bối rối và không sẵn sàng để bắt đầu mối quan hệ nữa.
Cho dù họ có đang ở trong một mối quan hệ mà những cảm xúc của họ đều là thành thật thì việc phải thiết lập một sợi dây gắn kết hay chịu sự ràng buộc từ nhau, nó cũng là điều quá khó khăn để họ có thể chấp nhận và làm được. Nhiều người thậm chí còn không muốn bắt đầu một mối quan hệ nào mà cần sự “ổn định” - như tình yêu và hôn nhân. Họ triệt để tránh né chuyện phải thân mật quá mức với đối phương, không muốn bày tỏ, chia sẻ những tâm tư, tình cảm trong lòng mình.
Dễ thấy nhất, những người này có xu hướng bước chân vào những mối quan hệ không yêu cầu sự cam kết hay ràng buộc gì nhau, ví dụ như “friends-with-benefit” hay “one-night-stand”. Với họ, mối quan hệ nào trước sau gì cũng kết thúc, kể cả hôn nhân, cho nên việc phải “ổn định” dài lâu với một ai đó là điều vô nghĩa.
NHƯNG NẾU HỌ BỊ BUỘC PHẢI ĐỐI DIỆN VỚI ĐIỀU TRƯỚC GIỜ HỌ LUÔN TRÁNH NÉ, ĐẶC BIỆT LÀ TRONG TÌNH YÊU?
Lúc này, họ bắt đầu muốn cô lập bản thân với người đó, né tránh các hành vi thân mật cơ thể như: ôm ấp, nắm tay, gần gũi cơ thể. Đương nhiên họ cũng sẽ từ chối việc phải trả lời những câu hỏi xung quanh sự “lạnh nhạt” bất thường, và sẽ dẫn đến chuyện không muốn phản hồi lại cảm xúc của người kia.
Về phương diện của những người chịu bị động trong mối quan hệ này, việc cố gắng đi tìm đáp án sẽ là một hành trình đầy rẫy những sự bối rối bởi họ không biết nên hiểu điều này thế nào. Và điều tệ nhất chính là cảm giác mình là người ngoài lề trong cuộc đời của đối phương - chỉ có thể đứng đó nhìn họ dần rời xa mình.
Không giống với những điều mà một mối quan hệ yêu lành mạnh nên có như sự bình đẳng, chia sẻ, gần gũi cùng nhau (Xem thêm tại: https://www.youtube.com/watch?v=3BBTnS3rbdM&t=469s), những người mang xu hướng né tránh này không muốn thực hiện và được đối xử như vậy. Theo tác giả M.Scottt Peck của cuốn “Roadless travelled” lý giải rằng, có thể đây là trường hợp của hội chứng “I’ll desert you before you desert me” - tôi sẽ rời đi trước khi ai đó có cơ hội được làm tổn thương tôi.
Có thể sẽ nhiều người lầm tưởng về “Rối loạn cảm xúc né tránh” với “Lithromantic” - một dạng xu hướng cảm xúc mà bản thân không muốn được đáp lại tình cảm, bạn có thể tham khảo tại Trốn Tìm podcast: https://www.youtube.com/shorts/05BDjiXb-dc
Tuy nhiên, việc bản thân mang xu hướng tránh né không phải là một điều gì đó quá nghiêm trọng hay cần phải sợ hãi; trừ khi nó ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của một người.
Nguồn: Psychological facts - Tâm lý học và Xã hội học Việt Nam
- 1
- 0Bình luận