logo-maybe-vn
Mở app
Dương Dương
Dương Dương2 năm trước
Fashion

Từ sự thanh lịch hàng đầu nước Pháp, Givenchy đã chuyển mình như thế nào?

Năm 1952, Hubert de Givenchy ra mắt BST đầu tiên “Les Séparables” - sự kết hợp của những trang phục thanh lịch khác nhau để phụ nữ có thể phối theo tùy thích. BST mang phong cách trẻ trung, nhẹ nhàng với điểm nhấn là váy, áo cánh phồng làm từ vải cotton giá rẻ và kích thích sự tò mò của giới phê bình sau khi ra mắt trên tạp chí Vogue. Nổi bật nhất trong BST là thiết kế kinh điển "Bettina blouse" -  áo sơ mi lụa trắng có hai cánh tay xếp bèo, trang phục được đặt theo tên người mẫu yêu thích ông làm việc cùng thời gian đó. 

BST đầu tiên của Givenchy - “Les Séparables”.
BST đầu tiên của Givenchy - “Les Séparables”.
Thiết kế kinh điển
Thiết kế kinh điển "Bettina blouse".

Thời kỳ bấp bênh của Givenchy

Tuy nhiên, đến cuối thập niên 1990, Givenchy đã bán thương hiệu mình cho tập đoàn xa xỉ LVMH nhưng vẫn tiếp tục giữ vai trò thiết kế trưởng, lui về ở ẩn vào năm 1995. Trước khi nghỉ hưu, Givenchy trình làng BST cuối cùng có tên “The Last Show”. BST tập trung vào các thiết kế đặc trưng của hãng, gồm có những bộ vest quý phái, đầm đen nhỏ và trang phục dạ tiệc… Những thiết kế đều toát lên vẻ thanh lịch, quyến rũ - những dấu ấn đặc trưng của nhà mốt người Pháp.

BST cuối cùng dưới thời của Hubert de Givenchy.
BST cuối cùng dưới thời của Hubert de Givenchy.

Người kế nhiệm đầu tiên của Givenchy là John Galliano, nổi tiếng với những thiết kế lãng mạn, pha nét kỳ bí, lấy cảm hứng từ các chuyện tình, cổ tích huyền ảo trong văn học Shakespeare, kim tự tháp cổ Ai Cập... Galliano đã lấy cảm hứng từ Hubert và cho ra mắt sản phẩm đầm dạ hội sang trọng với những đường nét cách tân hiện đại trong BST cao cấp mùa xuân năm 1996.

Những thiết kế John Galliano dành cho Givenchy.
Những thiết kế John Galliano dành cho Givenchy.

John Galliano gắn bó với Givenchy trong thời gian ngắn ngủi, rời đi vào năm 1996 và Alexander McQueen được mời làm Giám đốc sáng tạo cho thương hiệu. Nhưng tính cách nổi loạn, lập dị của Alexander McQueen khó ăn nhập với sự thanh lịch thương hiệu nước Pháp. BST Xuân - Hè 1997 đánh dấu một bước ngoặt cho Givenchy với những thiết kế vàng, trắng lấy cảm hứng từ thần thoại Hy Lạp, nhưng bị giới phê bình và công chúng coi đó là sự thất bại.

BST Xuân - Hè 1997 của Alexander McQueen.
BST Xuân - Hè 1997 của Alexander McQueen.

Tại thời điểm đó, Vogue trích dẫn một đoạn phỏng vấn với McQueen, ông nói rằng bản thân "không tôn trọng Hubert de Givenchy", và chấp nhận vị trí này "bởi vì yêu thời trang".

Đến show diễn Xuân Hè 1999 dành cho Givenchy, Alexander McQueen tiếp tục mang đến bất ngờ khác. Ông đưa người mẫu Shalom Harlow bước lên bàn xoay trên sàn catwalk rồi để hai máy phun sơn tô vẽ một cách ngẫu hứng lên bộ đầm trắng tinh. Năm 2001, nhà thiết kế thấy bị kìm hãm sáng tạo, ông rời đi và tập trung vào phát triển hãng thời trang riêng, để lại tương lai đen tối cho Givenchy.

Alexander McQueen đưa người mẫu Shalom Harlow lên bàn xoay tại show diễn Xuân Hè 1999.
Alexander McQueen đưa người mẫu Shalom Harlow lên bàn xoay tại show diễn Xuân Hè 1999.

Người thay thế tiếp theo là Julien Macdonald, ông thường thiết kế những trang phục đính sequins hay lông vũ cho Givenchy, điển hình là BST mùa thu 2001, nhưng cũng chỉ duy trì trong ba năm và tạo thành “mớ hỗn độn” trước khi kết thúc hợp đồng. Julien Macdonald được mệnh danh là "người xứ Wales" vì tình yêu dành cho dòng váy ngắn quyến rũ và các bữa tiệc của người nổi tiếng nhưng tinh thần ông không phù hợp với thương hiệu Givenchy.

BST mùa thu 2001 của Julien Macdonald.
BST mùa thu 2001 của Julien Macdonald.

Kỷ nguyên mới của Givenchy

Năm 2005, Riccardo Tisci bắt đầu vực dậy Givenchy khỏi bờ vực phá sản sau khi được điều hành bởi hàng loạt giám đốc sáng tạo bằng cách tái tạo lại tinh thần phát triển. Nhà thiết kế người Italy đã đem phong cách Gothic kết hợp với sự cổ điển nước Pháp, tạo thành một bản sắc mới cho các dòng trang phục haute couture. Các thiết kế dưới trướng Riccardo Tisci thường được đính kết tua rua, hạt cườm một cách tỉ mỉ, giúp toát lên vẻ sang trọng, lộng lẫy từ tinh thần nhà mốt Givenchy và thu hút loạt sao nổi tiếng như Beyonce, Rihanna, Madonna, Kim Kardashian trưng diện trên thảm đỏ các sự kiện trọng đại.

Ngoài ra, ông còn phát triển thương hiệu theo phong cách tối giản của những năm 1960 (space age minimalism) dành cho các sản phẩm thời trang may sẵn. Điều này được thể hiện rõ qua chiếc áo phông in hình Rottweiler -  một trong mười loài chó được yêu thích nhất ở Mỹ. Chiếc áo trở nên bán chạy nhất và trở thành trụ cột doanh thu của Givenchy năm 2011, được nhiều sao ưa chuộng, như Liv Tyler, Kayne West, Profresor Green hay Tiga. Đến năm 2017, Tisci không gia hạn hợp đồng và tách khỏi Givenchy sau 12 năm gắn bó. 

Những thiết kế nổi bật dưới thời Riccardo Tisci.
Những thiết kế nổi bật dưới thời Riccardo Tisci.

Một thời gian ngắn sau, Clare Waight Keller trở thành giám đốc nữ đầu tiên của Givenchy. Bà tiếp quản tất cả công việc về phát triển dòng haute couture, quần áo may sẵn, phụ kiện nam, nữ… “Phong cách Hubert de Givenchy luôn là nguồn cảm hứng bất tận với tôi và bản thân cảm thấy rất biết ơn khi trở thành một phần lịch sử của nhà thiết kế huyền thoại”, Clare Waight Keller chia sẻ. 

Tại BST Xuân - Hè 2018, NTK ra mắt dòng haute couture cho Givenchy - một cuộc khám phá thú vị về màu sắc, hình dáng để thể hiện lời tuyên ngôn nữ quyền. Với những chiếc áo choàng rực rỡ hay chiếc đầm thiết kế trang trí công phu, Keller đã chứng minh rằng chuyên môn sáng tạo của bà còn vượt ra ngoài lĩnh vực thời trang may sẵn. Đến tháng 5/2020, nhà thiết kế người Anh viết nên một trang sử mới cho Givenchy: thiết kế chiếc váy cưới trong hôn lễ của công tước xứ Sussex - Meghan Markle. 

BST Xuân - Hè 2018 của Clare Waight Keller.
BST Xuân - Hè 2018 của Clare Waight Keller.
Chiếc váy cưới trong hôn lễ của công tước xứ Sussex - Meghan Markle do Clare Waight Keller thiết kế.
Chiếc váy cưới trong hôn lễ của công tước xứ Sussex - Meghan Markle do Clare Waight Keller thiết kế.

Hiện nay, Givenchy đã có bước chuyển mình trong dòng haute couture, được dìu dắt, phát triển bởi Giám đốc sáng tạo - nhà thiết kế người Mỹ - Matthew Williams từ năm 2020. NTK luôn không ngừng cố gắng, kết hợp hình dáng mạnh mẽ của trang phục nam giới với những đường cong mềm mại từ thiết kế phụ nữ, tạo ra một phong cách thời trang unisex độc đáo, thể hiện rõ nét nhất trong BST Xuân Hè 2021.

Những thiết kế nổi bật của Matthew Williams.
Những thiết kế nổi bật của Matthew Williams.
  • 1
  • 2Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
1
Dương Dương
Dương Dương2 năm trước
Fashion

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)