logo-maybe-vn
Mở app
Hà Đào
Hà Đào2 năm trước
Trốn Tìm

Hết mình trong tình yêu liệu có phải là chuyện tốt?

Overlove - tình yêu “quá khổ” liệu có mang đến hạnh phúc nhiều hơn cho chúng ta không?

Khi tình yêu trở nên “quá khổ”

Khi đã đắm say trong tình yêu, có lẽ ai trong chúng ta cũng đều có những lúc muốn hết mình, muốn dành mọi điều tốt đẹp nhất cho đối phương. Và có lẽ rằng, yêu và được yêu luôn là một trong những trải nghiệm đẹp nhất trong đời mỗi con người, và ngay cả khi vạn vật trên thế giới này biến mất, thì tình yêu vẫn ở đó, bất biến, vĩnh hằng. 

Thế nhưng liệu bạn có nghĩ việc trao đi quá nhiều tình yêu sẽ khiến nó trở nên nặng nề và ám ảnh với người được nhận không? Khi đó, tình yêu không còn thứ tình cảm tươi đẹp và tràn đầy sức sống nữa, nó trở thành một con quái vật dưới cái mác của sự quan tâm và hủy hoại đi mối quan hệ và cả tâm lý của hai người.

Khi chúng ta trao nhau một đại dương tình yêu - yêu quá nhiều, quá đậm sâu; dù là người trao đi hay người được nhận, ai cũng sẽ bị nhấn chìm.

Trao nhau đại dương tình yêu, nhận lại đại dương nước mắt
Trao nhau đại dương tình yêu, nhận lại đại dương nước mắt

Tình yêu quá nhiều nhưng hạnh phúc lại không bao nhiêu

Ngay từ khi còn bé, chúng ta đã được nghe về những câu chuyện tình yêu lồng ghép bên trong chuyện cổ tích. Rằng nàng tiên cá vì muốn đi tìm hoàng tử mà chấp nhận đánh mất đi giọng hát bao người say mê; cô bé lọ lem vì phải lòng một chàng trai mà ao ước được sống trọn đời cùng người ấy dù không hiểu rõ anh ta là ai; nàng công chúa Belle cũng không khác gì khi cô lại đi yêu chàng quái vật đang giam cầm cuộc đời mình. Tình yêu qua phim ảnh, qua những câu chuyện được lý tưởng hóa lên khiến cho chúng ta tin rằng, khi yêu hết mình đến mức mất đi lý trí cũng là điều bình thường. 

Đúng rằng việc khiến người mình yêu hạnh phúc là một điều rất đáng trân trọng, tuy nhiên khi tình yêu trở nên quá mức day dứt, khiến cho một trong hai người bắt đầu có suy nghĩ rằng bản thân phải có nghĩa vụ và trách nhiệm với người kia, thì nó không còn là tình yêu lành mạnh nữa. Câu chuyện của một bạn nữ đã có gia đình nhưng chồng lúc nào cũng đắm mình trong những cuộc vui, mặc cho vợ đợi lo lắng ở nhà được nhắc tới trong một tập podcast hay ho về tình yêu và hôn nhân Buồn lòng vì chồng mê chơi | Q&A | Trốn Tìm Podcast x Cảnh Luân Nguyễn cho thấy rằng phải chăng anh chồng này đang xem nhẹ sự quan tâm của người vợ, bởi vì anh biết dẫu có thế nào thì cô ấy cũng sẽ sẵn sàng chờ đợi và yêu thương anh? Như khách mời Cảnh Luân có chia sẻ rằng, trong tình yêu xét về mặt tâm lý, khi 1 người nhận được quá nhiều sự quan tâm thì thường có xu hướng xem nhẹ điều đó vậy. Như vậy, “overlove” liệu có khiến cho người ta hạnh phúc hơn không?

Tình yêu giữa đời thực và phim ảnh vốn khác nhau lắm!
Tình yêu giữa đời thực và phim ảnh vốn khác nhau lắm!

Một người mà lúc nào cũng cho đi, luôn đặt đối phương ở vị trí ưu tiên hơn tất cả, luôn muốn nửa kia của mình thành người hạnh phúc nhất trên thế gian này. Họ luôn yêu chiều theo mọi mong muốn của đối phương, dù đó là mong muốn về mặt thể xác hay tinh thần. Có lẽ rất nhiều người sẽ tìm được bản thân trong câu chuyện được chia sẻ trong tập 14 của Trốn Tìm - một chương trình podcast hay bàn luận về những câu chuyện khác nhau trong tình yêu Tập #14 Tình bạn đồng tâm - Tình yêu đồng thuận | Trốn Tìm Podcast x Tina Thảo Thi & Trang Chuối. Bạn nữ chỉ vì sợ người yêu buồn mà dù bản thân không muốn làm chuyện “ấy”, bạn vẫn chấp nhận để chiều lòng đối phương.

Khi cứ phải liên tục trao đi quá nhiều tình yêu, dần dà bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và đau đớn khi nhận ra mình không được đối xử như cách mình đã làm với họ. Khi thấy đối phương vui vẻ, hạnh phúc bên người khác mà không phải là mình, sự tủi thân sẽ xâm chiếm lấy toàn bộ lồng ngực bạn khiến bạn đắm chìm trong những cảm xúc tiêu cực.

Vì yêu quá nhiều nên ngay cả khi cảm thấy bản thân không được trân trọng đúng cách, những người có xu hướng “overlove” vẫn chấp nhận và tiếp tục yêu thương nửa kia mà không hề chần chừ gì. Là khi mà cảm xúc của một người lại phụ thuộc vào cách họ được đối xử - khi lên đỉnh, khi chạm đáy, thật chẳng khác nào một đồ thị parabol.

Overlove - nên hay không nên?
Overlove - nên hay không nên?

Ngay cả khi đã đến với hôn nhân, vẫn rất nhiều người lựa chọn hi sinh, sẵn sàng bỏ qua hết mọi sai lầm của đối phương chỉ vì một chữ “yêu”. Câu chuyện dù phát hiện chồng mình ngoại tình nhưng vẫn không muốn ly hôn được một khán giả chia sẻ trong chương trình Trốn Tìm Tập #13 Hỏi Đáp Tình Yêu Cùng TruyD | Trốn Tìm Podcast x Influencers sẽ khiến chúng ta phải suy nghĩ về việc “overlove” hạ thấp giá trị một người thế nào.

Đối với những người lựa chọn việc yêu hết mình thì tình yêu là tất cả đối với họ. Họ yêu nhiều đến mức không biết cách để dừng lại và quay đầu. Chẳng có tình yêu lành mạnh nào lại có những biểu hiện như vậy cả. Dường như họ đã quên đi rằng, con người chúng ta vốn dĩ sinh ra đều là những cá thể độc lập và nhịp đập trái tim ta thì không cần ai phải nuôi nấng nó cả.

Yêu quá nhiều liệu có còn là tình yêu?

Chúng ta nên thành thật với câu hỏi rằng khi trao đi hết tất cả những gì ta có trong tình yêu thì nó có còn được gọi là tình yêu không?

Tình yêu trước giờ luôn là sự cho đi và nhận lại, nó không bao giờ là chuyện giữa một người luôn trao đi và một người luôn được nhận. Khi bản thân ta bận tâm về ai đó nhiều tới mức quên đi giá trị bản thân mình thì đó có thể là biểu hiện của việc “ngh.iện yêu”, và nó thật chẳng khác gì một người nghiện chất kí.ch thí.ch cả. Đều là điều không tốt.

Đừng trao cho người khác cơ hội được làm tổn thương bạn chỉ vì người đó biết bạn yêu họ quá nhiều, nhiều đến mức không thể quay đầu. Đừng gắn nhãn sự độc hại dưới cái tên “tình yêu”.

Nguồn: Psychological facts - Tâm lý học và Xã hội học Việt Nam

  • 1
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
2
Hà Đào
Hà Đào2 năm trước
Trốn Tìm

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)