logo-maybe-vn
Mở app

Vẻ đẹp của tranh sơn mài trong triển lãm “Chất liệu và nghệ thuật”

Tranh sơn mài bắt đầu phát triển ở Việt Nam Đầu thập niên 1930 nhờ những họa sĩ Việt Nam học tại trường Mỹ thuật Đông Dương đã tìm ra kỹ thuật mài tranh và thêm thắt các vật liệu màu như vỏ trứng, xà cừ,... bên cạnh các vật liệu màu truyền thống của nghề sơn như sơn then, sơn cánh gián.

Làm một bức tranh sơn mài có thể mất đến vài tháng tùy thuộc vào kỹ thuật và số lượng lớp sơn mài. Điểm độc đáo của tranh sơn mài nằm ở việc mài tranh để lộ ra hình ảnh bên dưới. Sau mỗi lần vẽ phải mài thủ công, vì thế làm tranh sơn mài tốn rất nhiều thời gian và công sức.

Mình thích tranh sơn dầu vì chúng có một độ bóng đặc biệt tạo nên độ sâu thẳm, cái hồn và sự sang trọng cho tranh. Đó là điều đã dẫn mình đến với triển lãm Chất liệu và nghệ thuật - triển lãm cá nhân lần thứ 3 của họa sĩ Trần Ngọc Hưng để giới thiệu với công chúng các tác phẩm tranh sơn mài của anh. Thông qua tên của triển lãm, mình có thể thấy rằng họa sĩ Trần Ngọc Hưng muốn nhấn mạnh vào khả năng biểu hiện của chất liệu sơn dầu thay vì tập trung vào một chủ đề cụ thể nào đó.

Họa sĩ Trần Ngọc Hưng sinh năm 1983, tốt nghiệp chuyên ngành sơn mài và có bằng thạc sỹ về Mỹ thuật tạo hình tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Anh hiện đang làm việc tại Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam và là Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam. Đối với tranh sơn mài, Trần Ngọc Hưng đã có quá trình sáng tác hơn 10 năm.

Với đam mê giữ gìn giá trị văn hóa Việt và phát triển hội họa sơn mài, họa sĩ Trần Ngọc Hưng đã cố gắng tiếp cận với sơn mài bằng hơi thở hiện đại, giống như thêm một loại hương vị mới để kéo công chúng lại gần sơn mài hơn.

Vẽ tranh sơn mài rất khó. Để vẽ nên 41 tác phẩm trong triển lãm, chắc hẳn họa sĩ Trần Ngọc Hưng phải có tình yêu và đam mê rất lớn để vượt qua được những khó khăn trong hành trình đến với sơn mài. Với tông màu trầm ấm, những đường cong uốn lượn, độ phẳng và độ bóng cao, cùng với sự lấp lánh của vỏ trứng, xà cừ,... thế giới trong tranh của Trần Ngọc Hưng trở nên huyền ảo và mơ hồ, cũng trừu tượng giống như hành trình lắng nghe tiếng nói nghệ thuật từ bên trong người họa sĩ.

Cùng mình xem qua một số hình ảnh ở triển lãm nhé!

Đàn 1
Đàn 1

Trong loạt tranh “Đàn”, những nhạc cụ hiện ra trong hình dạng ma mị và cuốn hút, được nhân hóa nhờ những đôi mắt sắc sảo và những đường cong của cơ thể con người, như thể chúng đang nhìn người xem bằng những ánh mắt soi mói. 

Đàn 3
Đàn 3

Tranh sơn mài của Trần Ngọc Hưng luôn có được sự chắc nịch của màu hổ phách và cánh gián. Kỹ thuật đắp nổi khiến cho đối tượng trong tranh như tiến gần lại với người xem, ẩn chứa một sức nặng về mặt thị giác.

Đàn 2
Đàn 2
Đêm trăng
Đêm trăng

Các tác phẩm lấy trăng làm đề tài của Trần Ngọc Hưng luôn là sự kết hợp giữa con người, hoa lá, chim muông và ánh trăng, tạo nên một tổng thể uyển chuyển và hài hòa, đưa người xem vào không gian thiên nhiên thơ mộng.

Trăng đêm 2
Trăng đêm 2

Từ tấm vóc phẳng và đen quánh, người họa sĩ lại có thể biến nó thành màn đêm sâu thẳm và lộng lẫy. Thếp bạc, vỏ trai, vỏ trứng được sử dụng một cách hợp lý, tạo nên vẻ lấp lánh nhưng không quá phô trương hay lóa mắt.

Trăng đêm 1
Trăng đêm 1
Vọng nguyệt
Vọng nguyệt
Điệu múa cổ 2
Điệu múa cổ 2

Những người phụ nữ đang nhảy múa bị bó gọn vào những đường nét tối giản. Tay chân, cơ thể, quần áo của họ đan cài vào nhau như một điệu múa xoay vòng không hồi kết. Bên dưới sự ngổn ngang của màu sắc và hình thể này là một ẩn dụ cho sự kết nối giữa người với người.

Điệu múa cổ 3
Điệu múa cổ 3
Điệu múa cổ 1
Điệu múa cổ 1
Điệu múa cổ 4
Điệu múa cổ 4
Thiếu nữ 1
Thiếu nữ 1

Trần Ngọc Hưng đặc tả phụ nữ bằng những đường cong có phần quá hoa mỹ, nhưng nhờ thế mà cơ thể người phụ nữ trở nên mềm mại uyển chuyển như dải lụa, quyến rũ mà lại không hề phồn thực.

Tắm trăng
Tắm trăng

Trầm, ấm, bí ẩn, tươi mới là những cảm giác mà sắc màu của sơn mài đem lại trên làn da của những thiếu nữ.

Thiếu nữ và đèn dầu
Thiếu nữ và đèn dầu
  • 2
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
1

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)