logo-maybe-vn
Mở app

Hiệu ứng Mandela, minh chứng cho ký ức không đáng tin của con người

Hiệu ứng Mandela (Mandela Effect) là một trong số những hiệu ứng cho thấy sự bất toàn trong ký ức của con người. Thuật ngữ này lần đầu được nhắc đến năm 2009 bởi tác giả Fiona Broome. Khi ấy bà đang tham dự một hội thảo và kể cho mọi người nghe việc mình cứ nhớ là Nelson Mandela đã mất trong tù năm 1980, trong khi thực tế đến 2013 ông mới qua đời. Tại đây Broome phát hiện sự thật đáng ngạc nhiên là rất nhiều người hiểu lầm sự kiện như cô. Từ đó Broome gọi đây là hiệu ứng Mandela và lập website để bàn luận về hiện tượng này.

Hiệu ứng Mandela là hiện tượng một số đông người có chung một ký ức sai lệch. Những nhóm người này kiên quyết cho rằng sự vật, hiện tượng đó là như thế, nhưng thật ra không phải. Bạn cũng là một trong số đó đấy, sau đây là một số ví dụ:

KitKat không có dấu gạch ngang ở giữa
KitKat không có dấu gạch ngang ở giữa
Pikachu vốn không có vệt đen ở đuôi
Pikachu vốn không có vệt đen ở đuôi
Thương hiệu Skechers không hề có chữ
Thương hiệu Skechers không hề có chữ "t"
Quý ông Monopoly (cờ tỷ phú) không có đeo kính một tròng
Quý ông Monopoly (cờ tỷ phú) không có đeo kính một tròng

Trong phim ảnh, ví dụ nổi tiếng nhất là phân cảnh trong The Silence of The Lambs (1991). Rất nhiều người lầm tưởng trong phim có một câu thoại nổi tiếng “Hello, Clarice” khi Hannibal gặp Clarice. Nhưng thật ra cảnh đó Hannibal chỉ nói “Good Morning”, vốn hợp lý hơn bởi Hannibal chưa bao giờ gặp cô thám tử, làm sao biết tên để mà chào?

Vậy tại sao lại xảy ra hiện tượng này? Làm thế nào mà những người chưa hề tiếp xúc với nhau lại có cùng chung một ký ức sai lệch? Để lý giải, Tim Hollins, giáo sư tâm lý học thực nghiệm tại Đại học Plymouth, Anh, trả lời Livescience: “Hiệu ứng Mandela dường như có liên quan mật thiết đến một số hiện tượng tâm lý phổ biến về trí nhớ”. Tiêu biểu là 3 hiện tượng:

  • Ký ức giả: khi một người có ký ức về việc chưa hề xảy ra hoặc nhớ về một sự kiện xảy ra theo cách thức hoàn toàn khác với thực tế.
  • Lỗi ký ức nguồn: khi một người nhớ sai nguồn gốc ký ức của họ
  • Thổi phồng ký ức: cố gắng nhớ lại một sự việc khiến ký ức bị bóp méo

Ngoài ra, Hollins còn cho rằng một số yếu tố xã hội như “Asch Conformity”, trong đó một người xuôi theo quan điểm số đông để hòa nhập với cộng đồng, cùng hiệu ứng thông tin sai lệch, tức ký ức một người bị bóp méo dựa theo những trải nghiệm và bài học tiếp sau đó.

Tuy nhiên, Hollins hiện tượng gần khớp với hiệu ứng Mandela đó là “ký ức tổng quát”, tức chúng ta chỉ nhớ sự việc một cách chung chung chứ không chi tiết. Đồng thời, chúng ta thường tưởng mình là những sinh vật khách quan, trong khi thật sự chúng ta hay bóp méo thực tế sao cho khớp với niềm tin của mình. Ví dụ như chú khỉ George Tò Mò, nhân vật kinh điển trong tác phẩm thiếu nhi, thật ra không được vẽ đuôi. Nhưng vì mọi người hay gắn với tâm niệm rằng khỉ là phải có đuôi nên đã nhầm tưởng George được vẽ đuôi suốt mấy chục năm qua.

Chú khỉ George và chiếc đuôi bí ẩn
Chú khỉ George và chiếc đuôi bí ẩn

Những người phát hiện bản thân trải qua hiệu ứng Mandela còn có một cách giải thích động trời hơn nữa đó là…thực tại song song. Rằng những điều họ lầm tưởng vẫn có thật, có điều nó diễn ra ở vũ trụ song song nào đó thôi. Một lần nữa, đây minh là minh chứng cho sự cứng đầu của con người, họ thà tìm một lý giải khó tin còn hơn chấp nhận mình đã sai.

Hiệu ứng Mandela dù sao cũng không gây hại mấy, chí ít cho đến bây giờ, đó chỉ là vài thông tin bị nhớ nhầm. Tuy nhiên, đối với những người đang đi học thì hãy chú ý, đôi khi hiệu ứng ký ức tổng quát khiến bạn ghi nhớ kiến thức sơ sài hoặc dựa theo quan niệm đã có từ trước, ảnh hưởng đến kết quả học tập.

Ký ức con người rất hư ảo và chúng ta là những sinh vật bất toàn, hãy chấp nhận điều đó. Dù sao thì, nhớ sai logo Skechers cũng không phải là một chuyện gì to tát.

  • 3
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
3

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)