logo-maybe-vn
Mở app

Những sự thật xoay quanh bảng hiệu HOLLYWOOD

Bảng hiệu HOLLYWOOD được đặt tại thành phố Los Angeles phồn hoa và là một biểu tượng nổi tiếng toàn cầu. Trong quá khứ những câu chuyện về bảng hiệu này ẩn chứa nhiều sự thật hấp dẫn, kỳ bí và rùng rợn. Dưới đây là những sự thật ấy.

Tấm biển quảng cáo bất động sản

Biển hiệu này ban đầu có tên là “HOLLYWOODLAND”, được dựng lên lần đầu tiên vào năm 1923 trên Núi Lee để quảng bá cho một khu cao cấp trong khu vực Beachwood Canyon của Los Angeles. Lúc ấy, Harry Chandler đã quyết định đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tại nơi được cho là sẽ trở thành thánh địa làm phim trong tương lai.

Bảng hiệu được trang bị 3.700 bóng đèn và bắt đầu chiếu sáng khắp sườn đồi vào tháng 12 năm 1923. Năm 1944, quyền sở hữu mảnh đất mà tấm biển này được chuyển lại cho chính quyền thành phố Los Angeles và bảng hiểu được khôi phục lại thành Hollywood với màu trắng nổi bật mà giống như chúng ta nhìn thấy ngày nay.

Hồn ma Entwistle

Vào tháng 9 năm 1932, một người đi bộ đường dài đã phát hiện xác chết của một người phụ nữ dưới chữ “H” của bảng hiệu. Đó là thi thể của Millicent Lilian "Peg" Entwistle,một nữ diễn viên sân khấu và màn ảnh người Anh. Cô bắt đầu sự nghiệp sân khấu của mình vào năm 1925 và xuất hiện trong một số vở kịch của Broadway.

Peg Entwistle
Peg Entwistle

Cuộc đời của Entwistle gặp nhiều trắc trở với hôn nhân và sự nghiệp không được như ý. Từ năm 1931, Entwistle chuyển từ New York đến Los Angeles để nghỉ dưỡng và trong thời điểm này cô gặp rắc rối khi vai diễn trong tác phẩm kinh dị “Thirteen Women” phần lớn đã bị cắt khỏi bộ phim.

Vì vậy sau đó Entwistle được cho dần rơi vào tình trạng u uất, đau khổ và tìm đến cái chết để giải thoát. Năm 1932, cô đã leo lên bậc thang đến chữ “H” của bảng hiệu và nhảy xuống. Sự việc này đã gây chấn động làng giải trí nước Mỹ lúc bấy giờ, nó trở thành biểu tượng của những giấc mơ tan vỡ tại kinh đô điện ảnh.

Từ đó, Peg Entwistle được mệnh danh là “Hollywood Sign Girl” và những lời đồn đoán về bóng ma của cô ám vào bảng hiệu Hollywood được mọi người lan truyền. Người ta đồn rằng linh hồn của Entwistle đã ám vào bảng hiệu nổi tiếng này và lời đồn càng trở nên đáng sợ hơn khi những người chạy bộ trên Đường mòn Griffith đã nói về việc họ ngửi thấy mùi hương của cây dành dành - loại nước hoa yêu thích của Entwistle khi chạy qua khu vực mà cô đã chết. Ngoài ra họ còn trông thấy bóng dáng của một người phụ nữ tóc vàng lượn lờ quanh đó.

Hành trình cứu rỗi bảng hiệu

Bảng hiệu đã trải qua nhiều lần nâng cấp, sửa chữa trong suốt nhiều năm. Lần trùng tu lớn đầu tiên diễn ra vào năm 1949, lúc này chữ “Land” bị loại bỏ và chỉ còn chữ “HOLLYWOOD”.

Thời gian này chất liệu gỗ và thép miếng của bảng hiệu ngày càng xuống cấp. Vào đầu thập niên 70, phần chữ O bị vỡ, phần còn lại trông như chữ u viết thường, và chữ O thứ ba thì rụng hoàn toàn chỉ còn lại bảng hiệu xơ xác với dòng chữ "HuLLYWO D". Lúc này bảng hiệu này được chỉ định là một di tích của địa phương và 15.000 USD đã được quyên góp để sơn sửa, trùng tu lại nó.

Hugh Hefner và những người đẹp
Hugh Hefner và những người đẹp

Vào năm 1978, nhờ vào chiến dịch công cộng nhằm khôi phục biểu tượng này của ca sĩ Alice Cooper (người đã hiến tặng chữ O bị thiếu) mà bảng hiệu dần được phục hồi. Sau đó, người sáng lập Playboy - Hugh Hefner đã tổ chức một buổi dạ tiệc để kêu gọi tài trợ, nhằm đảm bảo bảng hiệu sẽ đứng vững trong nhiều năm sau. Phiên bản mới với những chữ cái có chiều cao 14m, rộng từ 9,4m - 12m đã được ra mắt vào ngày lễ kỷ niệm 75 năm Hollywood vào ngày 14/11/1978, với lượng khán giả xem truyền hình trực tiếp lên đến 60 triệu.

Thánh địa của những kẻ chơi khăm

Hiện nay, bảng hiệu Hollywood có nhân viên bảo vệ nó nhưng trong quá khứ thì nơi đây là địa điểm lý tưởng của những kẻ thích chơi khăm thực hiện ý đồ của họ.

Vào năm 1973, ai đó đã lẻn đến vùng bảng hiệu và che chữ ‘D’ bằng hình ảnh ca sĩ Leon Russell cùng dòng chữ: “Save the Sign”. Đến tháng 01/1976, một nhóm sinh viên đã sử dụng tấm vải đen trắng trị giá 50 đô la để đổi thành 'HOLLYWEED”, nhằm kỷ niệm sự thay đổi về luật Cần sa.

Sau đó, ột số kẻ chơi khăm khác đã đổi tên bảng hiệu thành OLLYWOOD để phản đối lời khai của Oliver North về Iran-Contra. Vào năm 1985, dần tình lại thấy bảng hiệu được đổi tên thành RAFFEYSOD một cách bí ẩn. Sau đó, ban nhạc rock New Orleans The Raffeys đã nhận mình là kẻ đứng sau trò chơi khăm này.

Cre: thevintagenews

  • 2
  • 1Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
1

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)