Hũ đựng tro cốt phân hủy sinh học làm từ len
Claesson Koivisto Rune – một studio ở Thụy Điển đã kết hợp len và da thuộc thực vật để tạo ra chiếc bình đựng tro cốt tự phân hủy trong đất sau khi được chôn cất.
Được ủy quyền bởi Systrarna Ocklind, một nhà tang lễ độc lập ở Stockholm do hai chị em Anna và Sofia Ocklind điều hành đã sử dụng chiếc bình Ocke được thiết kế để phân hủy sinh học gần như hoàn toàn trong vài tháng.
Studio đã sử dụng len để tạo nên hũ đựng tro cốt vì chất liệu này mang lại cảm giác ấm áp và bảo vệ đồng thời giảm tác động của sản phẩm đến môi trường.
Người đồng sáng lập Claesson Koivisto Rune là Marten Claesson chia sẻ: “Chôn cất bằng vải dệt đã được sử dụng từ thuở sơ khai của lịch sử. Tất nhiên, len cũng là một loại sợi tự nhiên đã được sử dụng để sưởi ấm cho con người trong suốt lịch sử với khả năng giữ ấm độc đáo cả khi khô và ẩm.”
Ở Thụy Điển, tro cốt của người quá cố thường được thu gom trong một chiếc túi và chuyển từ lò hỏa táng đến nhà tang lễ trong một hộp các tông tái chế theo quy định.
Sau đó, hộp các tông được vứt bỏ trước khi tro được chuyển đến một chiếc bình được làm từ gốm hoặc gỗ trước khi đem chôn dưới đất.
Claesson Koivisto Rune đã thiết kế chiếc lọ Ocke vừa vặn quanh hộp các tông này giống như một loại vải liệm nhằm kéo dài thời gian sử dụng của hộp các tông.
Hũ đựng tro cốt được làm từ các phần vải len khâu lại với nhau bằng chỉ len. Các đường nối liên kết của chúng được để lộ ra ngoài để trang trí, tạo ra “hiệu ứng gân guốc” giúp cho chiếc bình có vẻ ngoài mềm mại hơn.
Nhà sản xuất cho biết: “Mặc dù những chiếc bình chôn cất này dự định được chôn trong lòng đất, nhưng chúng vẫn được tang quyến giữ trước khi chôn cất. Và vì vậy việc phát triển một thiết kế trông đẹp mắt hơn là rất quan trọng."
Bình Ocke cũng có các chi tiết được làm bằng da thực vật và sẽ mất nhiều thời gian hơn để phân hủy sinh học so với len hoặc bìa cứng.
- 2558
- 0Bình luận