logo-maybe-vn
Mở app

Những xác chết hoàn hảo nhất thế giới

Eva "Evita" Perón

Trước khi qua đời vì bệnh ung thư vào năm 1952, Eva Perón là người phụ nữ được yêu mến nhất ở Argentina vào thời điểm đó nhờ công lao to lớn trong đảm bảo bình đẳng cho phụ nữ và lợi ích của người lao động. Để tưởng nhớ bà, chồng bà Tổng thống Juan Perón đã quyết định ướp xác bà.

Sau khi qua đời, nhà bệnh học nổi tiếng Pedro Ana đã bắt tay vào ướp xác bà.  quy trình ướp xác đệ nhất phu nhân Eva bắt đầu bằng việc các chuyên gia rút toàn bộ máu trong cơ thể và thay bằng cồn nguyên chất và glycerine. Điều này giúp bảo tồn tất cả các cơ quan nội tạng, thậm chí cả não.

Thi thể của bà được đem trưng bày để người dân đến viếng trước khi chính phủ của Juan Perón bị lật đổ. Sau đó, di hài bà được được chính phủ mới bí mật di dời và cất giấu trong mười sáu năm ở Ý. Năm 1974, sau nhiều năm lưu lạc ở nơi đất khách, thi thể bà được đưa về Argentina và được yên nghỉ mãi mãi trong khu mộ của gia tộc Duarte trong nghĩa trang La Recoleta ở thủ đô Buenos Aires.

Rosalia Lombardo

An nghỉ trong hầm mộ Catacombe Dei Cappuccin là thi thể của cô bé Rosalia Lombardo. Năm 1918, cô bé Rosalia mới lên hai qua đời vì bệnh viêm phổi. Quá đau buồn trước cái chết của con, cha bé nhờ tới Alfredo Salafia, chuyên gia ướp xác kiêm thợ nhồi bông thú nổi tiếng thời bấy giờ của thành phố Palermo, Italy.

Để bảo quản thi thể cô bé, Alfredo sử dụng một hỗn hợp các chất hóa học (bao gồm formalin, muối kẽm, rượu, axit salicylic và glycerin) và chích vào cơ thể bé. Nhờ hỗn hợp này, thi thể của Rosalia đã được bảo quản một cách hoàn hảo cho đến tận ngày nay, khiến xác ướp của cô bé được gọi là "Người đẹp ngủ trong rừng".

Trong bộ phim tài liệu năm 2009 của Ý, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu thi thể của Rosalia. Qua kết quả chụp X-quang, họ đã rất sốc khi biết cơ quan nội tạng của cô bé vẫn còn nguyên vẹn, trừ bộ não bị co lại khoảng một nửa so với ban đầu.  

La Doncella

Khoảng 500 năm trước, cô bé 15 tuổi có biệt danh La Doncella 15 tuổi cùng hai đứa bé khác bị để lạnh đến chết để làm vật hiến tế. Trước khi bị bỏ rơi trên đỉnh núi Llullaillaco, cô bé bị đánh thuốc mê bằng lá chicha và coca.

Vào năm 1999, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra hài cốt của La Doncella và hai đứa trẻ khác. Điều đáng ngạc nhiên là thi thể của cô bé được bảo quản rất tốt, lớp da có thể đàn hồi như lúc sống, mọi cơ quan trong cơ thể, thậm chí từng mạch máu vẫn được bảo vệ nguyên vẹn.

Người ta cho rằng đây là một nghi lễ hiến tế của người Inca, có thể họ đã lựa chọn cô gái như một sự hóa thân để sau này có thể trở thành vợ của hoàng gia, tu sĩ. Trong ngôi mộ cổ này người ta cũng tìm thấy khá nhiều đồ đạc bằng vàng, bạc, đồ gốm và quần áo.

Xiaohe

Năm 2003, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra môt loạt xác ướp ở nghĩa địa Xiaohe, Trung Quốc. Trong đó, xác ướp nổi tiếng nhất là "Công chúa Xiaohe" - được các chuyên gia xác định có niên đại khoảng 4.000 năm tuổi. Các nhà khoa học đã rất bất ngờ khi phát hiện ra tóc, da, và thậm chí cả lông mi của người phụ nữ này đã được bảo tồn một cách hoàn hảo. Ngoài diện mạo được bảo tồn hoàn hảo, Xiaohe còn khoác trên mình trang phục ấn tượng, đội mũ có hình tháp nhọn màu trắng và đi đôi giày lót lông cổ cao, cho thấy địa vị cao khi còn sống của cô.

Dashi-Dorzho Itigilov

Được bảo quản tại tu viện Ivolginsky, Siberia, Nga, xác ướp Lạt Ma Dashi-Dorzho Itigilov (1852 - 1927) là một trong những thi hài được bảo quản nguyên vẹn nhất thế giới. Trước khi về cõi niết bàn, ông đã yêu cầu các môn đệ hay để cho ông ra đi như cách họ tìm thấy ông. Thể theo nguyện vọng, ông được chôn trong tư thế ngồi thiền và mặc bộ đồ ông đã mặc trước khi ra đi.

Đến năm 1957, đúng 30 năm sau, trong lúc thực hiện lễ cải táng, các môn đệ đã rất bất ngờ khi phát hiện xác của ông vẫn còn nguyên vẹn. 

Đến tháng 9/2002, 75 năm sau khi Lạt Ma Dashi qua đời, các nhà khoa học và bệnh lý học một lần nữa khai quật xác ướp của ông lên để kiểm tra. Một lần nữa, Lạt ma đã khiến cho các nhà khoa học phải ngạc nhiên trước mức độ nguyên vẹn đến khó tin của thi thể. Cơ, thịt, khớp và da vẫn mềm như của người mới qua đời cách đó chỉ 3 ngày.

Thánh nữ Bernadette

Thánh Bernadette (1844 - 1879) có tên thật là Marie Bernarde Soubirous, sinh năm 1844 và là con gái của một thợ cối xay ở Lourdes (Pháp). Khi còn sống, bà được cho là đã từng nhìn thấy Đức mẹ Maria và nhờ sự kiện đó, bà đã quyết định theo đạo.

Năm 1879, Bernadette qua đời ở tuổi 35 vì bệnh lao. Một điều kỳ diệu đã đến dành cho người phụ nữ ngoan đạo này: sau khi chết cơ thể của bà không có dấu hiệu bị phân hủy. Năm 1919, lúc mở quan tài lần hai, di hài của bà vẫn nguyên vẹn. Năm 1925, Giáo hoàng Piô XI đã chính thức phong Thánh cho Bernadette. 

Lần cuối, mộ bà lại được mở ra, di hài được đưa vào quan tài pha lê đặt tại nhà nguyện của nhà thờ Lourdes để mọi người chiêm ngưỡng cho đến nay.

  • 2146
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
645

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)