logo-maybe-vn
Mở app
Mèo một mẩu
Mèo một mẩu2 năm trước
Earth

7 cuộc biểu tình lịch sử chống biến đổi khí hậu

Nhiệt độ tăng cao, khí hậu thất thường, hạn hán hay bão lụt đều là những minh chứng cho thấy Trái Đất đang phải đối mặt với tình hình biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng. Trong khi đó, ai cũng biết hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người là nguyên nhân chính, đẩy nhanh tốc độ Trái Đất nóng lên.

Trong lịch sử, có không ít những cuộc biểu tình vì môi trường đã diễn ra. Mặc dù hình thức tổ chức và quy mô khác nhau, nhưng chúng đều có chung một mục đích là giúp Mẹ Trái Đất đòi lại quyền được “chăm sóc sức khỏe”. Dưới đây là 7 cuộc biểu tình có ý nghĩa to lớn nhất, làm thay đổi nhận thức của con người về biến đổi khí hậu:

Ngày Trái Đất (Earth day) – năm 1970

Hơn 5 thập kỷ trước, cuộc biểu tình đầu tiên chống biến đổi khí hậu đã diễn ra vào ngày 22 tháng 4 năm 1970.

Sau nhiều năm kêu gọi sự chú ý của các đại biểu quốc hội về vấn đề môi trường thất bại, Thượng nghị sĩ Gaylord Nelson đã quyết định nhờ đến sự trợ giúp từ người dân. Ông tổ chức những buổi giảng dạy về môi trường trong khuôn viên trường đại học và phát động biểu tình với cảm hứng đến từ các cuộc biểu tình phản chiến năm 1960. Ngày 22/4 đã được chọn để thuận lợi nhất cho lịch trình của sinh viên.

Ước tính, có khoảng 20 triệu người tham gia biểu tình với hàng nghìn hoạt động khác nhau, rải rác trên khắp Hoa Kỳ, dưới dự hỗ trợ của một nhóm 85 người dẫn đầu.

Kết quả, Cơ quan Bảo vệ Môi trường đã được thiết lập, kéo theo là hàng loạt bộ luật được ban hành, như Luật Giáo dục Môi trường Quốc gia, Luật An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp, Luật nước sạch và không khí sạch, Luật bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng,…

Biểu tình Kyoto Rally – năm 2001

Năm 2001, khi Tổng thống George Bush quyết định rút khỏi nghị định thư Kyoto, tổ chức Chiến dịch chống biến đổi khí hậu đã phát động một cuộc biểu tình để phản đối việc Hoa Kỳ từ bỏ thỏa thuận quốc tế này. Đây cũng là cuộc biểu tình chống biến đổi khí hậu đầu tiên của thế kỷ 21.

Kết quả, cuộc biểu tình này đã trở thành đòn bẩy cho sự kiện Tháng ba khí hậu Quốc gia - National Climate March diễn ra lần đầu tiên năm 2005.

Ngày toàn cầu hành động (Global Day of Action) – năm 2005

Mặc dù không phải là cuộc biểu tình lớn nhất, nhưng Ngày toàn cầu hành động (2005) lại là một trong số ít những chiến dịch thường niên vì biến đổi khí hậu còn diễn ra.

Bắt đầu với cái tên Tháng Ba khí hậu Kyoto – Kyoto Climate March, ý tưởng của chiến dịch là tập hợp sức mạnh đến từ nhiều nhóm hoạt động vì môi trường, thuộc nhiều quốc gia ở khắp nơi trên thế giới, biểu tình trùng với thời điểm Hội nghị Thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hợp Quốc hàng năm.

Chiến dịch Tháng ba khí hậu quốc gia – National Climate March ở Anh cũng thuộc khuôn khổ của chiến dịch này.

Biểu tình Copenhagen (2009)

Khi hội nghị Thượng đỉnh về môi trường của Liên hợp quốc vào ngày 12 tháng 12 năm 2009, tại Bella Center, Copenhagen, diễn ra được nửa chừng, hàng chục nghìn người đã xếp hàng dọc các tuyến phố để yêu cầu một thỏa thuận môi trường thực sự có hiệu quả.

Trước đó, từ ngày 5 tháng 12, hàng ngàn người ở các nước Anh, Pháp, Đức, Bỉ… cũng đã đổ ra đường với chung một mục đích.

Tuy nhiên, điều khiến cuộc biểu tình này được truyền thông chú ý là có gần 1,000 người bị bắt vì thực hiện các hoạt động bạo lực, như ném đá vào của sổ Trung tâm Hội Nghị, hay mang vũ khí cùng tham gia biểu tình.

Tháng ba khí hậu toàn dân (People’s Climate March) – năm 2014

Tháng 9 năm 2014, khoảng 400,000 người biểu tình đã tập chung tại Thành phố New York, mang theo khẩu hiệu “To Change Everything, It Takes Everyone.”

Chỉ trong 5 năm tiếp theo, chiến dịch này đã thu hút được gần 1 triệu người tham gia, xây dựng lên một cộng đồng lớn vì môi trường, bao gồm từ nhóm các nhà công bằng môi trường đến người nhập cư, cộng đồng người da màu, thanh thiếu niên,… Tất cả đều tự nguyện liên kết và hành động vì khí hậu, dựa trên sự công bằng cả về kinh tế và chủng tộc. Đây cũng là chiến dịch đặt nền móng cho thỏa thuận Green New Deal.

Cuộc đình công học đường vì khí hậu - năm 2018

Năm 2018, cô học sinh khi đó mới 16 tuổi - Greta Thurnberg - đã quyết định nghỉ học để biểu tình gây áp lực cho chính phủ Thụy Điển, phản đối ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch, ngăn chặn biến đổi khí hậu.

Cuộc biểu tình này nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ rất nhiều học sinh và sinh viên khác. Thậm chí phong trào “Thứ sáu vì tương lai” bắt nguồn từ hangtag #FridaysForFuture đã lan tỏa rộng rãi, với 98,000 sự kiện diễn ra trên khắp 210 quốc gia.

Cuộc đình công toàn cầu vì khí hậu - năm 2019

Sau Ngày Trái Đất, cuộc đình công toàn cầu vì khí hậu vào tháng 9 năm 2019 là sự kiện duy nhất chỉ mất vài ngày để thành công.

Chỉ trong 8 ngày, 7,6 triệu người trên toàn thế giới đã hợp lực cùng nhau yêu cầu các nhà lãnh đạo phải hành động vì môi trường.

Họ yêu cầu loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo và chấm dứt nạn phá rừng ở Amazon và Indonesia. Những người nổi tiếng như Leonardo DiCaprio, Chris Hemsworth, Jaden Smith, Gisele Bündchen và Willow Smith cũng đã cùng tham gia, đại diện cho tiếng nói của người dân ở 185 quốc gia.

  • 0
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
1
Mèo một mẩu
Mèo một mẩu2 năm trước
Earth

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)