Những điều quan trọng không thể thiếu trong một campaign, đó là?
Để khẳng định vị thế của mình trên thị trường và tạo ấn tượng với người tiêu dùng, những doanh nghiệp lớn đã không còn xa lạ với thuật ngữ “campaign - chiến dịch” trong marketing. Nhưng một chiến dịch được gọi là thành công thì cần có những yếu tố đóng góp nào? Qua bài viết sau đây, mình mong các bạn có một cái nhìn chi tiết hơn về những bước nên có trong một chiến dịch nhé!
Insight khách hàng: Insight được hiểu đơn giản là cái nhìn và cảm nhận của một khách hàng về thương hiệu, có khả năng tác động trực tiếp lên quyết định mua hàng của họ. Để campaign truyền tải những thông điệp phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, việc nắm bắt tâm lý và hành động là một phần không thể bỏ qua! Campaign sẽ dễ dàng chạm tới cảm xúc của người tiêu dùng hơn khi họ tìm thấy được sự thấu hiểu, đồng cảm từ nhãn hàng. Từ đó, dựa vào một nền tảng insight vững chắc, campaign sẽ dễ dàng thu hút, đáp ứng mong muốn của người tiêu dùng và làm thay đổi hành vi mua hàng của họ.
Xác định Goal và Objective: Để campaign được thành công, chúng ta nên xác định được mục tiêu: Goal và Objective. Nhìn chung, hai khái niệm này không quá khó để phân biệt. Về mặt ý nghĩa, Goal sẽ là một kết quả đạt được sau toàn bộ quá trình hoạt động campaign. Thì Objective được xem như là một công cụ đo lường thành công của những bước nhỏ hơn theo một tiến độ nhất định, góp phần phát triển campaign. Xét về mặt thời gian, Goal được đánh giá cho cả một chiến dịch trong khoảng thời gian dài - long term, ngược lại Objective được xem xét theo từng bước trong campaign phù hợp với thời gian ngắn hạn - short term.
Big Idea: Nắm bắt tâm lý khách hàng, nắm rõ mục tiêu chiến dịch, thì việc lên big idea ấn tượng hoàn toàn đơn giản. Big idea được xem là ý tưởng chung, khái quát của một chiến dịch, cần làm những gì để truyền đạt được thông tin vừa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng vừa phù hợp với tiêu chí của thương hiệu. Điều quan trọng cần được lưu ý khi làm lên idea, đó là luôn luôn phải kết nối và dựa trên Insight của khách hàng mà đề xuất.
Key Message: Ngoài ra, nhãn hàng phải có những xem xét kỹ lưỡng về Key message - thông điệp cốt lõi mà mình muốn truyền đạt tới khách hàng. Phụ thuộc vào từng mục tiêu của campaign, và từng nhãn hàng mà Key message cũng sẽ được xây dựng khác nhau. Nhằm mục đích kết nối với cảm xúc và suy nghĩ của người tiêu dùng, Key message cũng phải xây dựng phụ thuộc vào Insight khách hàng.
Key Visual: Đây là một bước cực kì quan trọng bởi vì nó sẽ quyết định sự thu hút của khách hàng đối với campaign! Thông thường, Key visual sẽ là những nhân vật - hình ảnh quen thuộc mà nhãn hàng đã tạo dựng sẵn. Trong quá trình campaign diễn ra, những nhân vật này sẽ được biến hóa thêm nhiều chi tiết để phù hợp với chiến dịch. Chẳng hạn như Shopee luôn có bộ đôi nhân vật Tôm - Tép, nhưng khi những chiến dịch bùng nổ, Tôm - Tép sẽ có những diện mạo mới để gây ấn tượng với người xem.
Tactics: Một campaign thành công không thể thiếu những bước chiến thuật phù hợp. Để dễ hiểu hơn, chiến thuật là những bước hành động cụ thể chi tiết, được chia nhỏ ra để đáp ứng được thành công theo từng cột mốc thời gian ngắn hạn. Đồng thời, nó sẽ hổ trợ trực tiếp lên chiến lược - strategy của một campaign.
Evaluation: Đây là bước cuối cùng sau cả quá trình, bước này sẽ đánh giá toàn bộ campaign được diễn ra. Có thành công hay không, có đạt được hiệu quả và chỉ tiêu, mục đích được đặt ra ngay từ ban đầu hay không? Hay campaign có để lại dấu ấn trong lòng người xem và trên thị thường đã được phổ biến hay chưa. Nó được xem như một phương thức để nhãn hàng có thêm nhiều kinh nghiệm và sẽ làm tốt hơn trong tương lai.
Ngoài ra, còn những bước chi tiết như đánh giá đối thủ, phân tích thị trường, lên thời gian biểu cho từng hoạt động của campaign và tổng kết lại ngân sách cũng là những yếu tố góp phần thành công cho một campaign.
Mong rằng bài đọc này giúp các bạn dễ hiểu hơn và nắm rõ quy trình xây dựng một campaign.
- 2393
- 0Bình luận