logo-maybe-vn
Mở app

Bùi Ngọc Cường và nỗi trăn trở: “gạo sạch đổ đi nuôi ngỗng”

Anh Bùi Ngọc Cường tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh quốc tế, phát triển bền vững tại Hà Lan, vốn có tình yêu nồng nàn với lĩnh vực nông sản, anh về nước năm 2015 để phát triển sự nghiệp. Sau khi về nước, chứng kiến kho thóc đầy của nhà mình, cùng với đó là 1 đàn 200 con ngỗng, với nguồn thức ăn của chúng là gạo sạch, được trồng ở những thửa ruộng rươi. Điều khiến anh luôn trăn trở: “tại sao chúng ta lại phải ăn gạo hóa chất, gạo kém chất lượng, còn những chú ngỗng lại được thưởng thức loại gạo đặc sản từ ruộng rươi”. Cũng vì nỗi trăn trở đó, anh quyết tâm làm nên thương hiệu gạo sạch, một phần giúp người nông dân giải quyết được đầu ra cho nông sản, một phần giúp người tiêu dùng an tâm, tìm được nơi mua gạo sạch chất lượng, uy tín. 

Anh Cường tìm hiểu rất kỹ trước khi bắt tay vào làm việc, anh chọn loại gạo để phát triển chính là gạo lúa rươi và gạo lúa tôm. Gạo lúa rươi được trồng trên những con ruộng rươi, trồng xen mùa. Bởi lẽ, rươi chỉ xuất hiện tại những nơi có đất và nước sạch, không có tác động của phân, thuốc hóa học, nên hoàn toàn an tâm với cái tên gạo sạch, an tâm cho khách hàng sử dụng. Trước khi trồng lúa, một lượng phân bón hữu cơ đã ủ hoai mục được bón lót xuống đầm vừa làm thức ăn cho rươi, vừa làm thức ăn cho lúa, khi trồng lúa sau mỗi vụ rươi, cũng giúp hấp thu được các dân dinh dưỡng mà rươi để lại, điều này làm gạo ngon hơn, vị ngọt và dẻo thơm hơn. 

Gạo lúa rươi cũng không hẳn là xa lạ, cũng có không ít khách hàng đã mua và yêu thích nhưng không có thương hiệu, khách hàng không có căn cứ để tin tưởng, biết bao tấn gạo sạch từ lúa rươi phần không được tiêu thụ, phần được tiêu thụ nhưng phải chấp nhận bán lỗ như giá gạo thường nhưng vẫn gặp tình trạng “ế hàng”. Đây là điều tiên quyết thôi thúc anh làm nên thương hiệu cho loại gạo sạch, với cái tên gạo Ngỗng (An Biên Food).

Anh không ngừng tìm tòi để đưa ra hướng đi cho nông nghiệp sinh thái bền vững. Hướng đi mà cả nhiều bên cùng bắt tay để đạt được mục đích: người nông dân, các chuyên gia nông nghiệp, xưởng sản xuất, nhà phân phối và khách hàng. Để vậy, anh tổ chức nên các tour tham quan kết nối khách hàng và nhà sản xuất mang tên: “chuyến đi của ngỗng”. Khách hàng trực tiếp đến các địa điểm làm nông sản sạch để trải nghiệm, nói chuyện và tìm hiểu thông tin làm nông nghiệp của mô hình đó. Lấy trọn niềm tin của khách hàng và nâng cao chất lượng sản phẩm đang được anh Cường thực hiện để phát triển thương hiệu. 

Các thương hiệu Ngỗng đã xây dựng cho người nông dân không gắn với tên Ngỗng, mà gắn với tên của chủ sản phẩm như bột sắn dây Chú Hoà, cam Chú Phúc… Nhờ vậy, chính người nông dân là người có trách nhiệm với thương hiệu, uy tín của mình. Ngỗng hỗ trợ những người nông dân từ những khâu ban đầu, sau khi xác định được đối tượng khách hàng, ở giai đoạn đầu Ngỗng tập trung phát triển thương hiệu, logo, bao bì sản phẩm, thiết kế tờ rơi, hoàn thiện mới tới quá trình bán hàng. Để sản phẩm khi tới tay khách hàng không chỉ chất lượng ở sản phẩm mà còn chỉnh chu ở thương hiệu, bao bì, đóng gói. 

Nhờ có nhãn hiệu, tem nhãn nhận diện nguồn gốc xuất xứ, giá bán sản phẩm luôn ổn định và cao hơn khoảng 10% so với trước đây. Và cũng nhờ vậy, khách hàng càng thêm niềm tin với sản phẩm của Ngỗng, người nông dân của Ngỗng cũng chẳng còn phải lo về đầu ra của sản phẩm, chẳng còn phải lo gạo sạch trồng xong đổ đi nuôi Ngỗng. Cũng nhờ có được cam kết về đầu ra, những người nông dân cũng an tâm để sản xuất, nhờ đó mà họ dần chuyển sang hình thức canh tác an toàn, thay đổi phương thức sản xuất từ truyền thống sang theo chuỗi khép kín, bảo đảm an toàn thực phẩm.

  • 2269
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
1937

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)