logo-maybe-vn
Mở app

Gia đình với truyền thống 4 đời làm mắm, từng chối bỏ nghề mắm, hiện đang là bà chủ một thương hiệu mắm.

Tốt nghiệp thủ khoa ngành du lịch của đại học Hoa Sen, sau 3 năm theo đuổi nghề chị Thảo quyết định định bỏ ngang để kế nghiệp làm mắm.

“Gia đình có hơn 70 năm sống bằng nghề làm mắm nhưng tôi không bao giờ cho bạn bè biết nhà mình có nghề này. Từ hồi đi học phổ thông, chúng bạn gọi là “Thảo Mắm”, tôi ghét cay, ghét đắng cái biệt danh ấy” Chị Thảo chia sẻ.

Động lực để chị Thảo “quay xe” trở về với nghề làm mắm

Học nghề du lịch, làm du lịch, con đường đi của chị có thể sẽ rất khác nếu không có dịch Covid 19. Trong làn sóng thất nghiệp chung của ngành, Thảo mất việc, trở về quê nhà ở Tiền Giang. Làm gì đây để mưu sinh? Trả lời cho câu hỏi đó là hình ảnh người bà, người mẹ sớm hôm tảo tần đãi chọn, chà từng mớ tôm đất để cho ra đời món mắm chà. Ý tưởng nâng món mắm lên thành một sản phẩm mang đậm hồn cốt quê hương, đạt tiêu chuẩn vươn ra thế giới nảy sinh từ đó. Cơ sở Khổng Tước Nguyên của cô gái trẻ được thành lập. Cái tên Khổng Tước Nguyên cũng là một câu chuyện thú vị mà Thảo muốn chia sẻ để một mũi tên hai mục đích, vừa quảng bá được đặc sản truyền thống, vừa làm sống dậy cái tên chữ gắn với một thời lịch sử của xứ Gò Công. 

Động lực to lớn hơn chính là lòng tự hào về đặc sản mắm của Việt Nam. Mười năm xa quê theo đuổi học vấn, đi làm, cô đã đi cùng khắp, đón nhận ánh sáng từ nhiều người, biết nhiều nơi, thưởng thức nhiều món ngon, cô tự hỏi tại sao Pháp có pho mát, Nhật Bản có miso, Hàn Quốc có kim chi mà Việt Nam lại không thể có mắm? 

Hành trình khởi nghiệp liệu có khó khăn

Chị Thảo là sinh viên ngành Quản trị Du lịch, đã đi làm rất sớm cho công ty iVIVU từ hồi còn là sinh viên. Tiếp đó, chị theo đuổi ngành nông nghiệp - thực phẩm để hỗ trợ cha, vốn là chuyên nghiên cứu về vi sinh và enzym trong nông nghiệp từ 2014 đến nay. Trong thời gian hỗ trợ người cha làm nông nghiệp, chị chủ động sang Thái lan để tự làm, tự học và tìm hiểu về nông nghiệp trong 3 năm. Từng tới Singapore, Malaysia, Thái Lan, Lào, Campuchia và thưởng thức nhiều món vùng miền. Đây là khoảng thời gian Thảo tìm hiểu được nhiều điều về nền nông nghiệp Thái cũng như hoạt động thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp ở nước bạn. Tuy nói dịch covid khiến chị thất nghiệp, nhưng đây cũng là một ngã rẽ mới cho chị, là khoảng lặng quý giá giúp chị tập trung nhiều hơn cho dự định mới.

Lao vào học hỏi, tích luỹ trải nghiệm từ cộng đồng phát triển nông nghiệp, thực phẩm bền vững trong nước, đặc biệt từ các anh chị, cô chú đi trước tại các Phiên chợ xanh tử tế, từ đội ngũ chuyên gia tâm huyết, giàu kiến thức của BSA (Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp Việt Nam), Thảo giải đáp được nhiều vấn đề trong việc thành lập doanh nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu. Kết hợp kiến thức đã lĩnh hội và kinh nghiệm làm nghề mắm truyền thống từ mẹ và bà ngoại, ngoài mắm tôm chà, Thảo bắt tay vào sản xuất dòng sản phẩm lên men tự nhiên với thương hiệu Mắm xứ Gò - Le’men.

Đến nay, thương hiệu của chị đã có hơn 10 sản phẩm khác nhau, và cũng đã được trên đi trên chuyến xe xuất ngoại. Chị Lê Ngọc Thảo đã vượt lên trên 346 dự án của các cá nhân, tập thể từ 56 tỉnh, thành trên cả nước để giành giải Nhì tại cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn toàn quốc năm 2020.

  • 3053
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
263

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)