logo-maybe-vn
Mở app

Phát hiện hóa thạch sinh vật biển kỳ dị 450 triệu năm tuổi

Thời gian gần đây, các nhà khảo cổ học tại Canada đã phát hiện một loài động vật chân đốt 450 triệu năm tuổi, sinh vật này được cho là còn có trước cả những loài khủng long đầu tiên xuất hiện trên Trái Đất cách đây vào khoảng 240 triệu năm trước. Hiện hóa thạch đang được trưng bày tại Bảo tàng Hoàng gia Ontario (ROM) ở Toronto, Canada.

Khám phá này được công bố vào ngày 24 tháng 3 năm 2022, trên Tạp chí Cổ sinh vật học. Tác giả chính của cuộc khảo cổ hóa thạch là Joseph Moysiuk, một nghiên cứu sinh tiến sĩ về sinh thái học và sinh học tiến hóa tại Đại học Toronto. Vị chuyên gia cho biết hóa thạch được bảo quản trong điều kiện rất tốt, được tìm thấy trong một mỏ đá được coi là điểm nóng của các hóa thạch biển, gần bờ phía đông của hồ Simcoe ở miền nam Ontario, Canada. 

Marrellomorph
Marrellomorph

Hóa thạch được đặt tên là Tomlinsonus dimitrii, loài vật đại diện cho mẫu vật của nhóm động vật chân đốt Marrellomorph đã tuyệt chủng, sống trong kỷ Ordovic cách đây khoảng 450 triệu năm. Điều đặc biệt là hóa thạch này hoàn toàn là thân mềm nên việc khám phá ra nó là một trường hợp rất hiếm có. Theo Joseph Moysiuk “Thường chúng ta khi nói đến hóa thạch sẽ nghĩ đến những thứ như xương và vỏ cứng nhưng việc bảo quản mô mềm là rất hiếm và chỉ được ghi nhận tại một số địa điểm trên khắp thế giới”.

Mẫu vật khảo cổ có kích thước khoảng 6cm, có tấm chắn đầu chứa hai chiếc sừng cong được bao phủ bởi gai giống như lông vũ, cơ thể nhiều đốt giống như nhện và chứa nhiều bộ chi phân đoạn, trong đó có một cặp trông khá khác thường.

Sự phát hiện của hóa thạch này giúp cho nhân loại khám phá ra những sinh vật từ thời xa xưa, thuở bình minh khi sự sống hình thành trên Trái Đất.

Cre: thevintagenews

  • 2393
  • 1Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
921

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)