logo-maybe-vn
Mở app

PHÁP CÓ PHO MÁT, NHẬT BẢN CÓ MISO, HÀN QUỐC CÓ KIM CHI, CÒN VIỆT NAM CHÚNG TA CÓ GÌ?

Chúng ta có nhiều thứ, một trong những thứ đó chính là Mắm truyền thống. Mắm xuất hiện ở bất kì đâu, trên mâm cơm của những gia đình Việt, từ vùng quê đến thành thị, từ người nghèo đến người khá giả, từ trẻ nhỏ đến người già, có lẽ cái mắm, trái cà đã in vào tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam.

Mình xin chia sẻ với các bạn, một câu chuyện về một xứ sở làm mắm Nổi tiếng, quê hương của Đức Từ Dụ - một trong những cái nôi lớn của nghề làm mắm Việt Nam: đó chính là GÒ CÔNG - TIỀN GIANG

Bãi biển Tân Thành, Gò Công - Vẻ đẹp
Bãi biển Tân Thành, Gò Công - Vẻ đẹp "vớt" cả mặt trời

Gò Công vốn là vùng đất có địa linh nhân kiệt và là quê Ngoại của vua Tự Đức. Gò Công với dòng Phạm Đăng sinh ra Đức Bà Từ Dụ, người dân với bàn tay khéo léo chế biến ra nhiều sản vật độc đáo, trong đó có đặc sản Mắm Tôm Chà. Dù chỉ là món ăn dân dã bình dị với người Gò Công, nhưng từ 200 năm trước, Mắm Tôm Chà đã theo chân Thái hậu Từ Dụ vào cung đình Huế, trở thành món mắm Tiến Vua trứ danh và nổi tiếng từ đó đến nay.

Từ nhiều đời trước Gò Công là miền đất địa linh được tô bồi phù sa bởi các con sông của Chín Rồng, ông bà tổ người Gò Công cũng chính những vị lưu dân từ vùng đất Quảng. Có lẽ vì thế mà khẩu vị của người Gò Công cũng đặc trưng hơn, vừa vị không quá ngọt lịm như một số đặc sản miền Tây khác!

Đặc sản của xứ Gò Công - hương vị khó nơi nào lẫn được
Đặc sản của xứ Gò Công - hương vị khó nơi nào lẫn được

Thảo - người con gái của xứ Gò Công, sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống 4 đời làm mắm, Thảo tâm sự rằng đã từng chối bỏ món nghề này nhưng 10 năm xa quê theo đuổi học vấn, đi cùng khắp, đón nhận ánh sáng từ nhiều người, nhiều nơi, nhiều ngành khác nhau. Thưởng thức những món ngon rồi tự so sánh, đối chiếu, tự hỏi lòng tại sao Pháp có pho mát, Nhật Bản có Miso, Hàn Quốc có Kim Chi rồi một ngày chúng ta sẽ tự tin chắc chắn rằng Việt Nam có MẮM. Mơ Xa chân Đạp Đất, hành trình của một đứa học trò nhỏ sẽ hết sức khó khăn khi mơ ước làm sống lại những giá trị đang ẩn nhẫn thu mình quá lâu, thậm chí còn quéo quắc, héo khô, teo tóp trước làn sóng Công Nghiệp Hoá.

Chân dung cô gái
Chân dung cô gái "quay xe" với nghề làm Mắm

“10 năm xa quê theo đuổi học vấn. Ra trường đi làm, tôi có cơ hội được đi nhiều nước, gặp gỡ nhiều người, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau. Mỗi quốc gia đều có những món ngon để tự hào, còn Việt Nam mình có gì? Tôi quay quắt với câu hỏi đó. Và rồi tôi ngộ ra, nước mình có mắm. Lắm lúc tôi tưởng mình đã quên mùi mắm, nhưng khi trở về gia đình, nhìn bà và mẹ ướp, ủ mắm… tôi lại nhớ mênh mang. Lúc này, tôi muốn nối tiếp nghề truyền thống của gia đình và đưa mắm đi xa hơn” – cô gái trẻ bộc bạch

Đây là câu chuyện của chị Thảo “Mắm” với sứ mệnh giới thiệu những sản phẩm đặc sắc mang hương vị vùng miền, để mỗi người dân tại địa phương đều có quyền tự hào và cùng chung sức chung tay đóng góp vào quá trình sinh kế từ sản phẩm ấy. Không để sự làn sóng công nghiệp thu hẹp các ngành nghề truyền thống.

  • 3177
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
574

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)