logo-maybe-vn
Mở app

Anh chàng Kiến trúc sư bỏ công việc ổn định tại TPHCM để về quê khởi nghiệp bán tôm rừng.

Cà Mau nổi tiếng là điểm cực Nam của tổ quốc, nơi nổi tiếng với những cánh rừng đước ngập mặn. Rừng đước ngập mặn trở thành môi trường thuận lợi để người dân nơi đây có nghề đánh bắt thủy hải sản tự nhiên nổi tiếng. Công tác bảo vệ rừng ngày càng hiệu quả khi con người và sinh vật cùng tương hỗ lẫn nhau trong cuộc sống. Rừng nuôi dưỡng nguồn lợi từ thiên nhiên, còn người dân vùng rừng hưởng lợi ích từ rừng, trồng và bảo vệ rừng.

Rừng ngập mặn tại Cà Mau
Rừng ngập mặn tại Cà Mau

Giữa những cánh rừng được ngập mặn, người dân nơi đất Cà Mau đã khoanh thành những luống dài thẳng tắp để nuôi tôm sinh thái (Còn gọi là tôm rừng). Tôm sinh thái nơi đây được nuôi và phát triển từ rất lâu, đây là sản phẩm đã được cấp giấy chứng nhận và bắt đầu xuất ngoại từ năm 1999.

Năm 2016, chàng Kiến trúc sư - Phạm Xuân Thành quyết định bỏ Sài thành về quê khởi nghiệp, phát triển nghề nuôi tôm đã gắn bó với vùng đất nơi anh trưởng thành. Cuộc sống gắn với con tôm, con cá ở rừng đước dường như đã gắn chặt với chàng kiến trúc sư Phạm Xuân Thành dù ngay từ năm lớp 10, gia đình đã định hướng cho anh sẽ thi vào ngành kiến trúc vì thấy anh có năng khiếu vẽ. Năm 2009 Phạm Xuân Thành thi đậu vào ĐH Kiến trúc TP.HCM. Năm 2014, chàng kiến trúc sư trẻ ra trường và đi làm đúng ngành nghề mình đã chọn. Ngoài giờ đi làm hàng ngày, anh còn bán tôm online giúp gia đình. Công việc cứ thế diễn ra trong 2 năm, năm 2016 anh Thành chợt nhận ra hướng đam mê riêng của bản thân. Anh lựa chọn từ bỏ công việc, về lại quê hương Cà Mau cùng ước mơ nâng cao giá trị sản phẩm từ rừng ngập mặn. Anh thành lập công ty TNHH Con Tôm với thương hiệu Con Tôm Rừng. 

Anh Phạm Xuân Thành - chàng trai bỏ phố về quê làm nên thương hiệu Con Tôm Rừng
Anh Phạm Xuân Thành - chàng trai bỏ phố về quê làm nên thương hiệu Con Tôm Rừng

Con Tôm Rừng cũng có nghĩa là tôm tự nhiên ở rừng ngập mặn Cà Mau. Nguồn thức ăn của tôm là rong, tảo và các sinh vật phù du có trong rừng. Tôm cá ở đây thu hoạch mỗi tháng 2 lần theo con nước vào ngày rằm và con nước đầu tháng. Khi xả nước, tôm cá sẽ đi ăn theo dòng, mô hình này khai thác hoàn toàn tự nhiên nhưng vẫn nương theo tự nhiên. Nghĩa là người dân phải trồng và bảo vệ rừng ngập mặn để tạo dựng hệ sinh thái thì mới có thể thu lợi hải sản. Vì hoàn toàn tự nhiên nên con tôm, con cá nơi đây không ăn thức ăn công nghiệp, và cũng không có thuốc kháng sinh.

Sản phẩm của thương hiệu Con Tôm Rừng
Sản phẩm của thương hiệu Con Tôm Rừng

Những ngày đầu khởi nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng, chưa tìm được thị trường tiêu thị, lại chưa có kinh nghiệm bán hàng và quản lý, anh mang sản phẩm lên giới thiệu tại TPHCM, rất may sau đó  đã có được những đơn hàng đầu tiên, tìm được thị trường nhờ gặp được nhiều người hỗ trợ và giúp đỡ. Sản phẩm chủ lực của Con Tôm Rừng là tôm khô truyền thống, riêu tôm đông lạnh, tôm đất đông lạnh, bánh phồng tôm, mắm tôm chua… Sau thời gian phát triển, hiện sản phẩm của Con Tôm Rừng đã có mặt tại các thành phố lớn như TPHCM, Đà Nẵng, Hà Nội, Quảng Bình… thông qua kênh phân phối trực tiếp, siêu thị và các trang TMĐT.

Giữ được rừng cũng chính là giữ môi trường sống cho các loài thủy hải sản, và cũng là giữ sinh kế cho người dân ven biển. Đó là động lực để Phạm Xuân Thành nuôi dưỡng ước mơ và tiếp tục chia sẻ những giá trị từ rừng ngập mặn Cà Mau.

  • 2682
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
112

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)