logo-maybe-vn
Mở app

Đợi Ngày Cạn Gió - Những bức tranh chứa đựng kẻ vô danh

Vào một buổi sáng rảnh rỗi, mình chợt nảy ra ý định đi xem tranh. Quơ quào một hồi trên Facebook, mình đã tìm thấy một triển lãm tranh ở cách mình không xa lắm. Okay khoác ba lô lên và đi thôi.

Sự kiện mình tìm đến chính là triển lãm Đợi Ngày Cạn Gió của họa sĩ Nguyễn Thái Tuấn, bao gồm 7 bức tranh sơn dầu khổ lớn được vẽ từ năm 2013 đến năm 2018.

Họa sĩ Nguyễn Thái Tuấn sinh năm 1965 tại Quảng Trị. Ông đã có những triển lãm cá nhân và triển lãm nhóm ở nhiều nước như Việt Nam, Ý, Thụy Sĩ, Trung Quốc,... 

Tiêu đề Đợi Ngày Cạn Gió được họa sĩ lấy ý tưởng từ bài thơ Những ngày cạn gió của nhà thơ Huy Tưởng.

Lúc nhìn thấy những bức tranh, mình rất ngạc nhiên vì chúng không giống tranh sơn dầu mà giống hệt như tranh digital được in ra. Nhìn giống như ảnh cut từ game vậy đó. Chỉ khi mình đến gần để nhìn cho kỹ texture thì mới chắc rằng đây là tranh sơn dầu.

Trong các bức tranh là những con người mà da thịt bị che phủ bởi một màu đen đặc. Ta không thể biết được người đó có cảm xúc thế nào. Khi nhìn vào, có lẽ mình chỉ có thể đoán rằng họ là nam hay nữ, giàu hay nghèo. Họ chỉ được thể hiện qua quần áo, giày dép, mũ nón và những vật dụng xung quanh. Điều này phần nào làm mình liên tưởng về cách ta nhìn nhận người khác qua mạng xã hội. Đối với những người không quen biết, mình chỉ có thể suy đoán vài điều về họ qua những tấm ảnh trên mạng xã hội. Nội thất đẹp? Chắc là giàu lắm. Quần áo đẹp? Thật là một người sành điệu. 

Nếu hai người trong cùng một bức tranh đổi quần áo cho nhau, liệu ta có nhận ra? Chắc chắn là không. “Sao cũng được, sao phải phân biệt họ, chỉ là những kẻ vô danh như nhau thôi mà”, ta có thể nghĩ như thế. Nhưng đó là cách mà nhiều người hiện nay đánh giá cá nhân thuộc một tập thể. “Bạn A học ở trường B? Chắc bạn ấy học giỏi lắm vì trường đó toàn học sinh giỏi.” Đôi khi ta nhận xét một cách “vơ đũa” như thế mà không nhìn nhận đối tượng như một cá nhân. Mình biết đó chỉ là một cách để chúng ta đánh giá người lạ thôi, nhưng đừng lúc nào cũng đưa ra lời nhận xét rập khuôn vô tội vạ nào để gán cho người khác. Đôi khi ta chỉ nên giữ sự tự kết luận cho riêng mình.

Những bức tranh này còn gợi cho mình về cái cảm giác “nhớ lại”. Đôi khi ta nhìn một đồ vật, một cảnh quang nào đó mà nhớ về những con người, những sự việc, những kỷ niệm liên quan. Có khi kỷ niệm ấy đã quá xưa cũ, đến nỗi ta không thể nhớ rõ được mặt của những người kia. Thế là ta gán màu đen cho họ. Để ý kĩ, mình nhìn thấy những đốm đen ngẫu nhiên trong mỗi bức tranh. Có lẽ điều đó thể hiện sự không nguyên vẹn trong kí ức của con người, mỗi điểm không nhớ rõ đều được gán cho một đốm đen.

Điều làm mình thất vọng là không gian trưng bày triển lãm không đẹp. Hình như tòa nhà này mới xây nên còn nhiều bụi bặm chưa được dọn sạch. Set up ánh sáng cũng không đẹp, chủ yếu là lấy ánh sáng tự nhiên qua cửa nhưng lại không đủ sáng, không làm tôn lên vẻ đẹp của các bức tranh. Mình rất thích các bức tranh này, chỉ tiếc là không gian đã tầm thường hóa vẻ đẹp của chúng.

Triển lãm Đợi Ngày Cạn Gió diễn ra 11h - 18h hằng ngày, từ ngày 1/3/2022 đến ngày 23/4/2022 tại số 195/14 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 17, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Vào cửa tự do.

Ở đây có những chiếc postcard in tranh của tác giả nè.
Ở đây có những chiếc postcard in tranh của tác giả nè.
"Interior #12". Đây là bức đầu tiên mình nhìn thấy và cũng là bức gây ấn tượng nhất đối với cứ ...
"Exterior". Nhìn qua cửa sổ thấy có người, mất hồn liền.
"Interior #11". Đây là bức mình thích nhất. Nội thất được vẽ rất tỉ mỉ.
"Interior #10".
"Untitled". Phần trên của công trình như đang bay lơ lửng.
"The Church in Quang Tri III". Phần trên của nhà thờ đang lơ lửng.
"Black souls". Nhìn kĩ mới thấy có người trong bức tranh này.
Nhìn gần nè.
Nhìn gần nè.
Nhìn đúng kiểu nhà mới xây í.
Nhìn đúng kiểu nhà mới xây í.
Các bạn nhớ lên lầu để xem hết tranh nhé.
Các bạn nhớ lên lầu để xem hết tranh nhé.
  • 2971
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
551

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)