logo-maybe-vn
Mở app

Câu chuyện về chú hề Ronald McDonald, linh vật đời đầu của hãng McDonald’s

Đầu những năm thập niên 60, Ronald McDonald xuất hiện và được trẻ em yêu thích cuồng nhiệt nhưng theo thời gian linh vật này dần bị ghẻ lạnh vì trào lưu “thằng hề quái dị” gây ám ảnh.

Đại diện của hiện tượng đồ ăn nhanh Ronald McDonald được xem là một trong những nhân vật mang tính biểu tượng nhất của thế giới đồ ăn nhanh. Linh vật này có thể dễ dàng nhận ra trên toàn cầu nhưng ít ai biết rõ về nguồn gốc của nó.

Ronald McDonald được tạo ra bởi Willard Scott, người đã đóng vai Chú hề Bozo, nhân vật truyền hình dành cho trẻ em nổi tiếng lúc bấy giờ. Năm 1963, Scott được McDonald’s hợp tác để tạo ra linh vật thúc đẩy quảng cáo chuỗi nhà hàng của hãng. Sau đó Ronald McDonald ra đời, lấy cảm hứng từ Bozo, linh vật này có mái tóc đỏ đặc trưng và mặc bộ đồ thương hiệu của hãng thức ăn nhanh.

Từ khi góp mặt tại các cửa hàng của McDonald’s hay trên các video quảng cáo của hãng thì Ronald nhanh chóng được yêu mến và giúp doanh thu bán hàng tăng vọt. Vào đầu những năm 1970, Ronald được trẻ em yêu thích cuồng nhiệt, phổ biến khắp mọi nơi và là một nhân vật chủ chốt trong McDonaldland. Ở giai đoạn này, theo thống kê có 96% học sinh Mỹ có thể nhận dạng Ronald McDonald. Đây là nhân vật hư cấu  có mức độ nhận biết chỉ xếp sau ông già Noel.

McDonaldland là một thế giới tưởng tượng được sử dụng trong hoạt động tiếp thị cho các nhà hàng McDonald's trong suốt thập niên 70 đến 90. Thế giới này gồm các nhân vật là chú hề Ronald, Hamburglar, Grimace và Thị trưởng McCheese.

Quá khứ huy hoàng là vậy nhưng hiện tại thì Ronald lại có số phận hẩm hiu. Vào thập niên 2010 khi tình trạng béo phì gia tăng ở trẻ em đáng báo động khiến McDonald’s phải nảy ra ý tưởng để chú hề Ronald thay đổi hình tượng, chú ăn hoa quả, rau xanh và tập thể dục mỗi khi xuất hiện. Tuy nhiên linh vật này cũng không thể vớt vát được tình trạng bị “tẩy chay” của mình. 

Vào năm 2016, trào lưu giả hề bùng nổ tại nước Mỹ. Những màn cải trang hề và hù dọa khiến dân tình, đặc biệt là trẻ nhỏ phải kinh hoàng, khiếp sợ. Lúc này, những chú hề bắt đầu đồng nghĩa với nhân vật phản diện kinh dị như Pennywise trong IT hay Joker điên cuồng trong phim Batman. Và kẻ ác thì không thể tồn tại trong thế giới của trẻ em ở đời thực và Ronald McDonald đành phải nghỉ hưu, rút lui khỏi các hoạt động quảng bá cộng đồng.

Trên thực tế thì Ronald vẫn chưa biến mất hoàn toàn, linh vật này vẫn được sử dụng tại các cửa hàng ở một quốc gia mặc dù rất hạn chế. Sau này, Ronald làm đại sứ tích cực cho McDonald's, tham gia vào các quỹ từ thiện của hãng, truyền tải niềm vui và hạnh phúc đến cho trẻ em với các hoạt động ý nghĩa như: xóa mù chữ, chống bắt nạt, tuyên truyền nâng cao tầm quan trọng của việc tập thể dục thể thao,...

Nguồn tham khảo: thevintagenews

  • 2311
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
1328

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)