logo-maybe-vn
Mở app
maybe not
maybe not2 năm trước
F***king News

Trung Quốc dự kiến cung cấp lương thực cho 80 triệu dân nhờ giống lúa nước mặn

Dù không phải là vùng đất thích hợp để trồng lúa do một nửa diện tích là đất mặn và kiềm, huyện Jinghai ở phía bắc Trung Quốc vẫn sản xuất được 100 ha lúa vào mùa thu năm ngoái.

Bí quyết nằm ở các giống lúa mới này có khả năng chịu mặn được các nhà khoa học Trung Quốc phát triển với hy vọng đảm bảo nguồn lương thực đang bị đe dọa do nước biển dâng và nhu cầu ngũ cốc ngày càng tăng.

Giống mới được gọi là "lúa biển" vì được trồng ở vùng đất mặn gần biển, chúng được tạo ra bằng cách cải tiến gen từ loại gạo được chọn lọc nên có khả năng chống mặn và kiềm tốt hơn.

Ở Thiên Tân đã cho thử nghiệm trồng lúa biển trên các cánh đồng và ghi nhận năng suất 4,6 tấn/4046 m2 vào năm ngoái, cao hơn mức trung bình toàn quốc về sản xuất các giống lúa tiêu chuẩn.

Loại lúa này được tạo ra trong bối cảnh Trung Quốc đang tìm cách đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm trong nước trước khi vấn đề môi trường và căng thẳng chính trị khiến hàng nhập khẩu trở nên kém tin cậy hơn. Quốc gia chiếm 1/5 dân số thế giới chỉ có ít hơn 10% diện tích đất canh tác trên Trái đất.

Wan Jili, một nhà quản lý tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Lúa chịu mặn-kiềm Qingdao cho biết: “Hạt giống là 'con chip' của nông nghiệp, "Lúa biển" có thể giúp cải thiện sản lượng ngũ cốc của Trung Quốc trong bối cảnh tình hình biến đổi khí hậu và an ninh lương thực toàn cầu vô cùng phức tạp".

Trung Quốc đã nghiên cứu lúa chịu mặn từ những năm 1950. Nhưng thuật ngữ “lúa biển” chỉ bắt đầu được chú ý trong những năm gần đây sau khi Yuan Longping- người từng là nhà khoa học nông nghiệp hàng đầu đại lục, bắt đầu nghiên cứu ý tưởng này vào năm 2012.

Yuan, được mệnh danh là “cha đẻ của lúa lai” và được coi là anh hùng dân tộc vì đã thúc đẩy sản lượng ngũ cốc và cứu hàng triệu người khỏi nạn đói nhờ công trình nghiên cứu các giống lúa lai năng suất cao vào những năm 1970. Năm 2016, ông đã chọn sáu địa điểm trên khắp cả nước với các điều kiện thổ nhưỡng khác nhau để thử nghiệm lúa chịu mặn. Năm sau đó, Trung Quốc thành lập trung tâm nghiên cứu ở Thanh Đảo với mục tiêu thu hoạch 30 triệu tấn lúa bằng cách sử dụng 6,7 triệu ha đất cằn cỗi.

Trong một bộ phim tài liệu được phát sóng vào năm 2020. Ông Yuan nói: “Chúng tôi có thể cấp lương thực cho thêm 80 triệu người nữa bằng lúa chịu mặn trong năm 2020."

Biến đổi khí hậu khiến nhiệm vụ này càng trở nên cấp thiết. Vùng nước ven biển Trung Quốc dâng nhanh hơn mức trung bình toàn cầu trong 40 năm qua. Việc trồng thành công lúa chịu mặn trên quy mô lớn sẽ cho phép đất nước tận dụng nhiều hơn diện tích đất ngày nhiễm mặn trong khu vực.

Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh trong một cuộc họp gần đây: “Lương thực của người Trung Quốc phải do người Trung Quốc làm ra và nằm trong tay người Trung Quốc".

Các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng những khu vực đất đai cằn cỗi cũng có thể là nơi sản xuất ngũ cốc một cách hiệu quả. Khoảng 100 triệu ha đất của nước này, có diện tích tương đương Ai Cập, bị nhiễm mặn và kiềm cao. Trong khi đó, diện tích đất canh tác đã giảm 6% từ năm 2009 đến 2019 vì quá trình đô thị hóa, ô nhiễm và việc lạm dụng phân bón.

Vào tháng 10 năm ngoái, nhóm nghiên cứu ở Thanh Đảo cho biết họ có thể đáp ứng mục tiêu trồng 6,7 triệu ha lúa nước biển trong vòng 10 năm. Năm 2021, tập đoàn được giao phụ trách 400.000 ha đất để mở rộng sản xuất lúa nước biển.

  • 2434
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
645
maybe not
maybe not2 năm trước
F***king News

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)