logo-maybe-vn
Mở app
Khanhly
Khanhly2 năm trước
Earth

Các công ty hưởng lợi từ sự khan hiếm nước như thế nào ?

Nước từ trên trời rơi xuống, mặt dù nó rất quan trọng, nhưng chúng ta thường không mấy quan tâm quá nhiều. Tuy nhiên, trước viễn cảnh thiếu hụt nước trầm trọng trong tương lai, nước sạch dần trở thành một mặt hàng quý giá và đắt đỏ 

Hơn 4 tỷ người trên thế giới phải trải nghiệm thiếu nước ít nhất một tháng trong 1 năm. Liên hợp quốc đã dự đoán rằng một nửa dân số toàn cầu có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu nước nghiêm trọng vào năm 2030, nhất là các khu vực như Ấn Độ, Trung Đông

Tại sao nước lại trở nên khan hiếm ?

Chỉ có 1 % lượng nước trên thế giới có thể duy trì sự sống và nó không biến mất. Nước tuần hoàn như một vòng lặp, khi không khí nóng lên nước sẽ bốc hơi và biến thành mây. Các hạt nước tích tụ và trở nên nặng hơn, chúng rơi xuống tạo thành mưa. Khi không khí lạnh hơn, chúng sẽ trở thành tuyết. 

Vào mùa xuân, tuyết tan cung cấp nước cho đất trong suốt những tháng nắng hạn. Nhưng biến đổi khí hậu xảy ra, chu trình tự nhiên không hoạt động và thay vào đó là các hiện tượng tự nhiên cực đoan như lũ lụt, hạn hán. Sự gia tăng nhiệt độ đồng nghĩa sẽ có nhiều mưa hơn thay vì có tuyết. Ít tuyết hơn sẽ dần tới ít nước hơn vào mùa xuân. Với chu trình như thế, điều có nghĩa là sẽ có nhiều nước hơn trong không khí và mặt đất thì ít nước hơn. Điều này kéo dài dẫn tới mặt đất sẽ càng ngày càng khô cằn hơn.

Khi đất đai trở nên khô hơn, điều đó sẽ dần tới mặt đất hấp thụ nước mưa sẽ kém hơn. Ta thường nghe trong quy trình dưỡng da là hãy dưỡng ẩm ngay khi da còn ẩm, vì khi da khô hơn sẽ khó có thể hấp thụ dưỡng chất. Điều này xảy ra tương tự với mặt đất. Chính vì đất khô dẫn tới kém hấp thụ nước, khiến mạch nước ngầm càng ngày càng ít, con người cũng từ đó mà thiêú nước ngọt sinh hoạt. Biến đổi khí hậu làm tăng tốc độ chu kỳ nước, nước bốc hơn nhiều hơn, mưa nhiều hơn, hạn hán nhiều hơn và ít nước hơn cho chúng ta. 

Trả nhiều tiền hơn để sử dụng nước 

Trung bình, những người có thu nhập càng ít thì sẽ phải chi tiêu một tỷ lệ phần trăm thu nhập cho việc sử dụng nước cao hơn. Ví dụ, một người lao động có mức lương tối thiểu ở Anh chỉ chi 0.1% thu nhập của họ cho nước sạch. Nhưng với những nước như Ấn Độ, đất nước với tỉ lệ người thiếu nước sạch thuộc hàng cao nhất thế giới, với đồng lương ít ỏi của họ thì chi tiêu nước sạch đã chiếm 17% số tiền thu nhập của gia đình. Tại Madagascar, mua nước chiếm tới 45% thu nhập của những người lao động nghèo. 

Khi nước không chỉ còn là thứ sinh hoạt thiết yếu mà trở thành cơn ác mộng thật sự đối với những đất nước nghèo. Ở đấy những người phụ nữ và trẻ em phải đi lấy nước, việc lấy nước chẳng dễ dàng gì. Nước càng ngày càng ít, họ phải đi với quãng đường xa hơn, thậm chí phải xô đẩy giành giựt nhau từng giọt nước quý giá. Nước dần trở nên khan hiếm hơn, tại Ấn Độ xuất hiện những tên trộm cướp nước hay được gọi là các mafia nước. Chúng trộm, đặt vào các bể chứa và bán nước. 

Công ty hưởng lợi như thế nào ?

Nhu cầu sử dụng nước sạch ngày càng cao, cũng vì thế mà xuất hiện những nhà kinh doanh nước đóng chai. Ngành nước đóng chai có giá trị hiện tại khoảng 3 tỷ đô la và tăng trưởng dự kiến khoảng 7% một năm, đại dịch corona cũng góp phần thúc đẩy một lượng lớn doanh số khổng lồ cho ngành công nghiệp này ( tại Mỹ doanh số tăng 57%). Những ông lớn trong ngành này có thể kể đến Coca-Cola với Dasani, Pepsi với Aquafina và Nestlé, sự khan hiếm nước đã góp phần thúc đẩy một phần lợi nhuận cho những công ty này. 

Ở Mỹ và Canada, Coca-cola đã lấy nước từ thành phố, đóng chai và bán nó cho những người thường không có nước sạch tại nhà. Ở Ấn Độ và Mexico, Coca-cola đã bị buộc tội nghiêm trọng làm cạn kiệt nguồn nước ngầm sau khi mở các nhà máy đóng chai. Vấn đề ở đây nằm ở quyền sử dụng nước và bản thân Coca-cola hay Pepsi cũng đã từng bị tai tiếng trong vấn đề này, cụ thể ở Detroit, Mỹ. Coca-cola sản xuất Dasani tại nhà máy ở Detroit của công ty bằng cách thu mua, xử lý và đóng chai sau đó bán giá cao cho người tiêu dùng và Pepsi cũng tương tự. Người tiêu dùng chịu thiệt khi họ phải bỏ tiền ra mua nước đóng chai có nguồn gốc từ nguồn nước công cộng. 

Consumer Report cho biết, những nhà sản xuất nước đóng chai mua nguồn nước đầu vào với chi phí rất thấp nhờ nguồn nước được cung cấp bởi dịch vụ công, trong khi người dân phải đóng thuế cho dịch vụ này. Sau đó, họ bán ra với mức giá cao hơn 130 lần cho người tiêu dùng. Chính vì chính sách mua nước dành cho người dân và những nhà sản xuất nước đóng chai có sự khác biệt nên đã tạo ra lợi nhuận cho những nhà kinh doanh.

Tại Detroit, các hộ dân có khoản nợ hóa đơn tiền nước khoảng 150 đô la sẽ bị cắt nước, họ chỉ có cách là phải mua nước đóng chai của những hãng này. Đây chính là nạn nhân kép trong vấn đề này. Theo một điều tra của CR và Guardian US, các công ty sản xuất nước đóng chai nợ gần trăm nghìn USD các hóa đơn tiền nước chưa thanh toán nhưng không bị cắt nước. Từ đó dễ nhận thấy rằng những bất công khi một nhóm doanh nghiệp sử dụng lượng nước lớn để đóng chai kiếm lợi nhuận cao, trong khi lại đối diện với ít quy định và chi phí thấp. 

tham khảo The Guardian, DW

  • 2146
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
1792
Khanhly
Khanhly2 năm trước
Earth

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)