logo-maybe-vn
Mở app
Mèo một mẩu
Mèo một mẩu3 năm trước
Earth

Người dân Bali vượt qua đại dịch cùng chương trình đổi rác thải nhựa lấy gạo

Giống như nhiều nơi khác trên thế giới, khi dịch Covid tấn công đến đảo Bali của Indonesia, các hoạt động du lịch _ là động lực kinh tế chính tại đây_ đã bắt buộc phải dừng lại.

Có đến hơn một nửa doanh thu của nền kinh tế Bali đến từ ngành du lịch. Nó cũng tạo công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn người dân Bali. Khi ngành dịch vụ này buộc phải đóng cửa vì đại dịch, rất nhiều lao động đã quay trở về làng quê của họ, khiến số lượng rác thải đặc biệt là rác thải nhựa tăng lên nhanh chóng. Và vì không có nguồn thu nhập nên cuộc sống cũng bắt đầu có những khó khăn.  

Trước tình hình này, Made Janur Yasa, một chủ nhà hàng đồ chay ở thị trấn Ubud đã nghĩ ra cách đó là nhờ người dân thu gom rác thải nhựa mang đến khu tập kết và trả công họ bằng gạo.

Made Janur Yasa, chủ nhân của ý tưởng đổi rác lấy gạo
Made Janur Yasa, chủ nhân của ý tưởng đổi rác lấy gạo

Vào tháng 5/2020, anh đã bắt đầu thử nghiệm mô hình này lần đầu tiên tại ngôi làng nơi anh sinh ra và lớn lên. Hoạt động thành công và nhanh chóng mở rộng sang những ngôi làng khác trên khắp đảo Bali. Từ đó, chương trình phi lợi nhuận “Đổi nhựa” đã ra đời.

Những người dân địa phương hoặc các nhóm dân cư sẽ thu gom rác thải nhựa trong gia đình, trên đường phố, bờ sông, bờ biển hoặc bất cứ khu vực nào xung quanh nơi họ sinh sống. Sau đó, cứ mỗi tháng một lần, các ngôi làng sẽ mở sự kiện trao đổi để người dân mang số rác thải nhựa họ thu gom được đến đổi lấy gạo. Yasa cho biết từ khi bắt đầu đến nay, chương trình đã giúp hỗ trợ lương thực cho hàng nghìn hộ gia đình và thu gom được gần 300 tấn nhựa tái chế.

“Lượng gạo mỗi người nhận được tùy thuộc vào loại nhựa và số lượng rác mà họ mang đến. Mỗi loại nhựa lại có giá trị và cách thức xử lý khác nhau. Chúng tôi kết hợp với một công ty chuyên thu gom và vận chuyển số rác này đến Java để tái chế do ở Bali chưa có nơi tái chế riêng nào. Gạo được chúng tôi mua lại từ nông dân, giúp họ tăng thu nhập và tạo ra một nền kinh tế vòng tròn. Sau đó, chúng tôi dùng số gạo đó hỗ trợ những người khác đồng thời làm sạch môi trường.”
Yasa nói. 

Dân cư đảo Bali rất vui vẻ tham gia hoạt động. Sau một năm, thu gom rác thải nhựa đã trở thành một việc làm quen thuộc của người dân địa phương.

“Thanh thiếu niên đến với nụ cười trên môi, các cụ già cũng có mặt, trẻ nhỏ thì đi theo mẹ. Sự hào hứng đó là động lực khiến tôi tiếp tục chương trình” Yasa nói.

Tính đến nay, chương trình đang hoạt động tại 200 ngôi làng và mục tiêu tương lai là mở rộng quy mô ra khắp các tỉnh thành của Indonesia.

  • 2063
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
826
Mèo một mẩu
Mèo một mẩu3 năm trước
Earth

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)