Chè Shan Tuyết cổ thụ - đây là tên một loại trà, không phải thương hiệu
người dân tộc nơi đây, nếu bạn từng đặt chân tới vùng đất này, chắc hẳn bạn cũng đã từng nghe tới những cây chè cổ thụ có độ tuổi trung bình trên 200 năm.
Những cây chè này sinh sống tự nhiên ở những đỉnh núi cao trên 1200m so với mực nước biển, có nhiệt độ thấp, quanh năm có sương mù bao phủ. Tuổi đời trung bình của nó từ 200 đến 700 tuổi, có đường kính từ 20 - 80 cm, có những cây phải 3 vòng tay ôm mới xuể.
Cây chè Shan tuyết ở Hà Giang thường mọc xen lẫn với cây rừng, được những người dân tộc nơi đây chăm sóc và thu hái, không sử dụng các loại hóa chất gì nên có thể nói trồng theo hướng hữu cơ, hoàn toàn an toàn cho sức khỏe khi dùng. Cây chè lấy dinh dưỡng từ nguồn nước trong suối nhiều khoáng chất tích tụ, thấm sương sớm, mây mù bao phủ quan năm, hương gió ngàn, chắt lọc tinh túy của đất trời lắng đọng tạo nên những búp chè to, trắng như tuyết. Cũng nhờ đó, hương vị của loại trà cổ này được đánh giá là một trong những loại trà ngon nhất của nước ta.
Những cây chè cổ thụ này còn có tên gọi là Chè Shan tuyết cổ thụ. Điểm đặc trưng dễ nhận thấy nhất của trà Shan tuyết (Chè Shan tuyết) chính là màu trắng như tuyết của sợi trà. Nếu bạn nhìn kỹ sẽ thấy màu trắng ấy được tạo ra bởi những sợi lông tơ nhỏ li ti bám đầy quanh búp trà, cũng vì thế mà loại trà này có tên là Shan tuyết. Đó là cơ chế tự bảo vệ của búp trà để chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên.
Những cây chè vốn lớn và rất khó thu hoạch, người dân nơi đây phải trèo lên trên những cây này mới có thể hái được. Với độ cao của vùng núi Hà Giang, cùng độ cao của cây chè, quả thật phải làm trong nghề hái chè từ lâu mới có thể chịu được cái lạnh và có thể hái được những búp trà này. Những búp trà thay vì hái “một tôm – hai lá” như các loại trà bình thường, thì ở đây, trà Shan Tuyết chỉ lấy một búp non duy nhất trên chồi cây. Đó phải là những búp trà được ngậm sương, trên bề mặt búp trà phủ một lớp óng ánh bạc như tuyết.
Cách chế biến trà Shan Tuyết cũng phải tâm huyết, kinh nghiệm đầy mình mới có thể cho ra được những mẻ trà ngon và chất lượng. Phải kinh nghiệm và khéo léo lắm thì việc vò trà mới đều tay. Lực tác động vào sợi trà phải vừa đủ để sợi trà được vê cho xoắn lại mà vẫn giữ được lớp lông tơ vốn rất dễ rụng này. Mỗi lứa trà hái về, dù ít dù nhiều, người làm trà cũng phải bắt tay vào chế biến ngay bất kể ngày đêm. Nâng niu từng búp trà, luôn tay luôn chân cho đến khi ra được một mẻ trà thành phẩm. Chỉ một chút sơ suất nhỏ cũng có thể làm hỏng cả mẻ trà. Vậy mới thấy để có được một ấm trà ngon, người làm trà đã phải dồn tâm sức nhiều như thế nào.
Hương vị trà Shan tuyết cổ thụ cũng không lẫn vào đâu được, khi thử Trà Shan Tuyết cổ thụ Hà Giang, được thưởng thức hương thơm nhẹ nhàng thoang thoảng như hoa rừng mới nở, cùng với vị trà ngọt thanh lẫn với cái chát dìu dịu, nước trà vàng sánh như mật ong, các bạn không thể không bất ngờ bởi hương vị trà tinh tế, lạ và thanh thoát của loại trà cổ. Không những thế, trong những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng hàm lượng chất chống ung thư trong trà Shan tuyết cao gấp 11 lần trà xanh tốt nhất của Nhật Bản. Trà Shan Tuyết hỗ trợ bạn duy trì một hệ miễn dịch khỏe mạnh, ngăn ngừa tổn thương tế bào, protein chống vi khuẩn cao hơn ở những người có thói quen uống trà lành mạnh. Ngoài ra, loại trà này cũng giúp bạn tăng sự tỉnh táo và tập trung, bạn nên thưởng thức một tách trà nóng Shan tuyết cổ thụ vào mỗi sáng sớm thay vì là buổi tối để tránh việc “nửa đêm vần thao thức vì trà”.
Tết năm nào về nhà mình cũng mua mấy hộp trà Shan Tuyết về để trưng vì thiết kế của hộp rất đẹp, vừa truyền thống vừa hiện đại, đặc biệt là ba với mấy bác mình rất ghiền cái vị đắng chát mà hậu ngọt của trà Shan Tuyết luôn, mấy ngày tết cứ có ấm trà với dĩa bánh phục linh là ngồi trò chuyện chơi cờ tướng cả sáng sớm.
- 2269
- 0Bình luận