Tại sao Upcycling fashion trở thành hot trend trong ngành thời trang ?
Chỉ trong khoảng thời gian gần đây khi xu hướng sống xanh trở thành một xu hướng của thế giới, đi kèm là những hành động thiết thực thân thiện với môi trường thì Upcycling mới dần tìm được chỗ đứng trên thị trường, đặc biệt là các hãng thời trang bắt đầu để ý hơn tới môi trường.
Thay vì những sản phẩm thô kệch trước đây của các nhà hoạt động môi trường, nhiều nhà thiết kế đã vào cuộc bằng việc thêm thắt các điểm nhấn có giá trị nghệ thuật cao, tạo ra những đồ vật có 1 không 2.
Số liệu thu hút được từ các trang mạng trực tuyến cho thấy, số lượng sản phẩm có nhãn “ Upcycled” ghi nhận trong năm 2016 đã tăng gần 30 lần so với 2010. Nhờ vào tính độc đáo, giá cho mỗi sản phẩm cũng thường cao gấp 6 đến 10 lần so với đô vật cũ nhưng vẫn thu hút được nhiều người mua. Nếu bạn gõ hashtag trên Instagram cho ra với hơn 3.9 triệu kết quả về Upcycling
Upcycling là gì ?
Upcycling là việc biến các đồ dùng đã cũ trở thành các sản phẩm hoàn toàn mới và người dùng có thể tái sử dụng lại nó.
Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1994 với ý nghĩa phổ biến nhất là tái chế. Cụm từ Upcycling được ra đời có ý nghĩa tương tự như 2 từ đơn Up và Cycling kết hợp lại với nhau. Việc tái chế chế sẽ giúp cho những sản phẩm tương tự như hết giá trị sử dụng lại trở thành một đồ vật hoàn toàn mới và tiếp tục phục vụ nhu cầu của con người
Tại sao Upcycling fashion trở thành hot trend trong ngành thời trang ?
1. Nhận thức sự ô nhiễm từ thời trang dư thừa
Ước tính mỗi năm có hơn 100 tỷ quần áo được sản xuất, đáng buồn thay không phải tất cả trong chúng đều được sử dụng. Theo Tổ chức Hỗ trợ Quần áo, mỗi năm vương quốc Anh gửi một lượng đáng kinh ngạc 300.000 tấn quần áo đến bãi rác. Ngành công nghiệp thời trang hiện đóng góp khoảng 10% lượng khí thải carbon trên toàn cầu. Đứng thứ 2 trong việc đóng góp vào sự ô nhiễm môi trường trên toàn cầu so với các ngành công nghiệp khác.
Ngành thời trang được biết đến với tốc độ thay đổi rất nhanh, vòng đời của một sản phẩm trong ngành công nghiệp này là rất ngắn. Các nhà mốt liên tục tung ra những BST theo mùa, vì thế những bộ quần áo không thể bán hết ( Deadstock) sẽ ra bãi rác, nhường chỗ cho những sản phẩm mới khác. Một vòng lặp tiêu cực đã diễn ra với thời gian dài, sự lãng phí từ các nhà mốt bắt buộc họ phải tìm một hướng đi mới cho ngành thời trang.
2. Tâm lý yêu thích đồ độc lạ, hướng tới những giá trị riêng.
Gen Z là những người trẻ có tư duy rất đặc biệt về phong cách. Những món đồ hay xu hướng mà người khác cho là kỳ quái, trong mắt Gen Z chính là báu vật. Điển hình là phong cách Adorkable, ưa chuộng sự độc đáo, lạ lùng. Những món đồ từ Upcycling với sự cắt ghép từ nhiều món đồ, tạo ra sự độc đáo, có một không hai của những item này.
Tâm lí của Gen Z trong thời đại hiện nay cũng là một yếu tố khiến Upcycling fashion đặc biệt được yêu thích.Họ khao khát tìm những giá trị riêng của mình, khẳng định cá tính và ở upcycling fashion họ có thể thể hiện nó thông qua những trang phục.
3. Sự ảnh hưởng của các influencer
Hình ảnh của những người có sức ảnh hưởng trong làng thời trang trên mạng xã hội cũng góp phần tăng cảm hứng cho người trẻ theo đuổi upcycling fashion.
4. Các thương hiệu tham gia vào cuộc vui
Không chỉ đơn lẻ những cá nhân fashionista hay nhà thiết kế nhỏ, nhiều thương hiệu tên tuổi cũng nhanh chóng tham gia vào trend nóng hổi này. Điển hình có thể đề cập đến nhà mốt Balenciaga, MiuMiu
Trong nước có thể kể đến NTK Xuân Lê với BST Style Reborn hay Môi Điên …
Upcycling Fashion như một sự thách thức dành cho những nhà thiết kế thời trang. Ở đó, con người ta phải sử dụng những vật liệu đa dạng từ chất liệu cho tới kiểu dáng, những đường cắt ghép khác biệt, mỗi trang phục được tái chế vừa thể hiện sự thân thiện với môi trường, vừa toát lên vẻ đẹp nghệ thuật độc đáo . Cũng chính vì điều đó, mà Upcycling lại trở nên hot đến như vậy.
- 2929
- 0Bình luận