logo-maybe-vn
Mở app

Những chiếc răng hoá thạch đáng sợ của cá mập Megalodon

Megalodon được biết đến chủ yếu trong hồ sơ hóa thạch bởi những chiếc răng khổng lồ, tồn tại hàng triệu năm, rất lâu sau khi bộ xương sụn của nó phân hủy thành hư không. Chính từ những chiếc răng khổng lồ, to bằng bàn tay của bạn, mà các nhà khoa học ước tính được kích thước của Megalodon, với bộ hàm mà bạn có thể dễ dàng đứng bên trong mà vẫn còn trống chỗ.

Megalodon (có nghĩa "răng lớn" trong tiếng Hy Lạp cổ đại) là một loài cá mập khổng lồ đã tuyệt chủng sống cách nay khoảng 15.9 tới 2.6 triệu năm, vào thời kỳ Đại Tân Sinh. Cá mập Megalodon được xem là một trong những động vật có xương sống lớn nhất và từng có tác động lớn đến cấu trúc của đời sống đại dương. Hóa thạch được tìm thấy giúp các nhà khoa học phỏng đoán rằng loài cá mập khổng lồ này có thể đạt chiều dài 18 mét và được phân bố với phạm vi toàn cầu.

Hóa thạch chủ yếu được tìm thấy của Megalodon là răng và cột sống. Giống mọi loài cá mập, bộ xương Megalodon được cấu tạo từ sụn và điều này làm các mẫu vật rất khó bảo quản. Các đặc điểm về răng của Megalodon có dạng hình tam giác, cấu trúc thẳng, kích thước lớn ( và có răng cưa dọc các rìa. Những chiếc hàm Megalodon sẽ có khoảng 276 chiếc răng, và các nghiên cứu tái tạo lực cắn của cá mập cho thấy nó có thể là một trong những loài săn mồi mạnh nhất từng tồn tại.

Cá mập liên tục tạo ra răng trong suốt cuộc đời của chúng. Tùy thuộc vào những gì chúng ăn, cá mập mất một bộ răng cứ sau một đến hai tuần, có tới 40.000 chiếc răng trong cuộc đời của chúng. Điều này có nghĩa là răng cá mập liên tục rơi xuống đáy đại dương, làm tăng khả năng chúng bị hóa thạch. Răng cũng là phần cứng nhất của bộ xương cá mập. Trong khi xương của chúng ta được bao phủ trong khoáng chất canxi photphat, bộ xương cá mập được làm hoàn toàn từ sụn mềm hơn giống như mũi và tai của chúng ta.

  • 2599
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
106

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)