logo-maybe-vn
Mở app
maybe not
maybe not2 năm trước
F***king News

Khám phá bí ẩn bên trong chiếc máy tính cổ nhất thế giới 2000 năm tuổi

Các nhà nghiên cứu tại Đại học London (UCL) đã tìm ra cơ cấu chính tạo nên máy tính thiên văn Hy Lạp cổ đại, được gọi là 'Antikythera', một thiết bị cơ học chạy bằng tay được sử dụng để dự đoán các sự kiện thiên văn.

Đây được cho là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới và là kỹ thuật phức tạp nhất còn tồn tại từ thế giới cổ đại. Thiết bị 2.000 năm tuổi được sử dụng để dự đoán vị trí của Mặt trời, Mặt trăng và các hành tinh cũng như các hiện tượng nguyệt thực và nhật thực.

Các nhà khoa học dựng lại máy tính Antikythera dựa trên phần còn sót lại.
Các nhà khoa học dựng lại máy tính Antikythera dựa trên phần còn sót lại.

Được xuất bản trên tạp chí Scientific Reports, bài báo của nhóm nghiên cứu đa ngành UCL Antikythera tiết lộ cách người Hy Lạp cổ đại dự đoán trật tự vũ trụ (Cosmos) nhờ một hệ thống truyền động phức tạp.

Tác giả chính của bài báo, giáo sư Tony Freeth giải thích: “Mô hình của chúng tôi là mô hình đầu tiên khớp với tất cả các bằng chứng vật lý và các mô tả trong các bản khắc khoa học được khắc trên chính máy tính. Mặt trời, Mặt trăng và các hành tinh được hiển thị trong một tour du lịch ấn tượng về sự rực rỡ của Hy Lạp cổ đại"

Mô phỏng lại chiếc máy tính cổ bằng 3D.
Mô phỏng lại chiếc máy tính cổ bằng 3D.

Một thiết bị CT vi điểm đã được sử dụng để thăm dò bí mật bên trong Antikythera. Máy tính chỉ còn lại 1/3 và không lớn hơn một chiếc hộp đựng giày là bao. Nó được chia làm 82 mảnh cả thảy, khiến nhóm UCL gặp nhiều khó khăn trong việc khám phá.

Mảnh vỡ lớn nhất còn sót lại, được gọi là mảnh A cho thấy các đặc điểm của ổ trục, trụ và một khối. Một mảnh khác, gọi là mảnh D thì có một chiếc đĩa, bánh răng và đĩa 63 răng.

Theo kết quả CT, máy tính Antikythera được làm bằng đồng bao gồm 30 bánh răng (còn sót lại) kết hợp với nhau hết sức phức tạp. Nhờ các bánh răng, người sử dụng có thể dự đoán các sự kiện thiên văn, bao gồm nhật thực, các giai đoạn của mặt trăng, vị trí của các hành tinh và thậm chí cả ngày của Thế vận hội.

Các nhà khoa học cho rằng máy tính có thể tính chính xác chu kỳ của toàn bộ hành tinh trong hệ ...
Các nhà khoa học cho rằng máy tính có thể tính chính xác chu kỳ của toàn bộ hành tinh trong hệ ...

Bên trong các mảnh vỡ của máy tính cổ có hàng nghìn ký tự ẩn. Chữ khắc trên lớp ngoài của máy tính dùng để mô tả về vũ trụ với các hành tinh chuyển động theo vòng và hiển thị bằng các hạt nhỏ.

Ngoài ra, ở mặt trước máy tính còn có hai con số quan trọng: 462 năm và 442 năm, lần lượt thể hiện chính xác chu kỳ của Sao Kim và Sao Thổ.

"Thiên văn học cổ đã có từ thiên niên kỷ đầu tiên trước Công nguyên ở Babylon. Nhưng không có dữ liệu nào trong thiên văn học lý giải cách người Hy Lạp cổ tìm ra chu kỳ chính xác của Sao Kim và Sao Thổ", nghiên cứu viên Aris Dacanalis nói.

Sử dụng một phương pháp toán học Hy Lạp cổ đại được mô tả bởi nhà triết học Parmenides, nhóm UCL đã tìm ra cách người Hy Lạp tìm ra chu kỳ của Sao Kim và Sao Thổ. Không những vậy, họ còn tin rằng máy tính có thể dự đoán được chu kỳ của tất cả hành tinh trong hệ mặt trời, tuy nhiên bằng chứng đã bị mất trong các phần bị thất lạc.

"Sau vài cuộc tranh luận, chúng tôi đã tìm ra cơ chế tính chu kỳ sao Kim của máy tính bằng cách khớp các bằng chứng trong mảnh A và Mảnh D. 63 bánh răng giúp mô hình hóa chính xác chu kỳ hành tinh 462 năm của nó", nghiên cứu viên David Higgon giải thích.

Máy tính Antikythera đã gây ra nhiều tranh cãi kể từ khi nó được phát hiện trên một con tàu đắm thời La Mã vào năm 1901 bởi các thợ lặn Hy Lạp đảo Antikythera ở Địa Trung Hải. Thiết bị được lưu giữ tại Bảo tàng Khảo cổ học Quốc gia ở Athens.

  • 2558
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
1608
maybe not
maybe not2 năm trước
F***king News

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)